MỘT LỄ KỶ NIỆM AMT CỦA EVN, TỐN GẦN 5 TỶ ĐỒNG

evn-amt-langphi
Ban AMT nhận Huân chương Độc lập hạng Ba do ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương trao


Ngày 7 tháng 7 năm 2013, tại Đà Nẵng đã diễn ra lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng 3 của Ban quản lý dự án các Công trình điện Miền Trung (AMT). Cơ quan này chĩ vẻn vẹn 130 người, đóng tại 478 đường 2/9, Đà nẵng. Được EVN thành lập từ năm 1988 với nhiệm vụ đầu tư xây dựng các công trình đường dây và trạm 220 – 500 kV khu vực Miền Trung. Được biết đây là một trong nhiều đơn vị của ngành điện có tỗng mức đầu tư hàng năm cực lớn, trên dưới 10.000 tỷ đồng. Thử hỏi các DN trong nước, dù lớn cỡ nào, có được mức đầu tư khủng như vậy.
*
Điều đáng nói là AMT không phải đầu tư bằng vốn tự có của chính nó hay của EVN mà chủ yếu là dụng vốn vay ODA của các nước hoặc các tổ chức tín dụng như WB hay ADB… Đến nay, nợ phải trả của AMT là 1900 tỷ, mỗi tháng cơ quan này phải trả lãi trên dưới 20 tỷ.

Mặc dù nợ nần chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con như vậy nhưng Ông Nguyễn Đức Tuyễn, Tỗng Giám đốc là người nịnh hót, chịu chơi có hạng. Tại AMT ai cũng đánh gía thấp trình độ năng lực của Ông Giám đốc, ngược lại các lãnh đạo của EVN từ to đến nhỏ lại đánh giá rất cao. Phải chăng năng lực được đánh giá qua các buổi nhậu thâu đêm suốt sáng khi tiếp lãnh đạo hay là xuất phát từ những phong bì dày cộp mà Ông Tuyển biếu xén cấp trên.

Nói như vậy là vì cá nhân Ông Tuyển mới chân ướt, chân ráo về AMT, với khoảng thời gian đó, nếu không dùng tiền chạy EVN thì thử hỏi dù kiệt xuất đến đâu cũng không thể được huân chương hạng hai, hạng nhất. Đó là chưa kể khi thanh tra đường dây 500 kV mạch 1, 2, với hàng loạt sai phạm, phải chạy hết cửa này, cửa nọ mới thoát khỏi khởi tố. Trong AMT này thử hỏi ai không biết. Có lãnh đạo nào của EVN dám nói không và công khai bảo vệ sự trong sáng của AMT cũng như Ông Tuyễn không?

Chỉ nội việc tổ chức lễ ký niệm và nhận huân chương hết gần 5 tỷ bạc của nhân dân đã nói lên điều đó. Cơ quan AMT chỉ 130 người, mà lễ lạt hoành tráng mời hơn 300 quan khách từ Hà nội vô và từ Sài gòn ra. Riêng vé máy bay khứ hồi của mỗi khách khoảng 5 triệu đồng, đã ngốn bay hơn 1 tỷ. Tiền thuê Hội trường, khách sạn sang trọng vào loại bậc nhất Đà nẵng với hệ thống phòng VIP ngốn gần 2 tỷ. Các bữa tiệc liên hoan trước và sau khi lễ lạt mà thức uống duy nhất Ballentine 21 năm. Rồi thì xe cộ, đón tiếp….khoảng 2 tỷ nữa. Chúng tôi nhìn thấy thực khách ăn uống, ngủ nghĩ mà phát thèm. Dân chúng địa phương nhất là những người có công, những Bà mẹ Việt nam Anh Hùng vẫn còn đói khổ mà quan chức nhà nước ăn nhậu tới trời. thật khủng khiếp quá.

Nhìn ảnh chụp các vị thực khách thấy gia chủ phải kỳ công lắm mới mời được. Từ Thứ trưởng Lê Dương Quang đến các lãnh đạo các Tổng cục, cục thuộc Bộ Công thương đến các Ban thuộc Tổng cục, cục; Từ Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng và các Uỷ viên HĐTV của EVN, Từ Tổng Giám đốc Phạm Lê Thanh và các Phó Tổng Giám đốc đến lũ lượt các Trưởng Ban của EVN; từ Lãnh đạo (đầy đủ) của Tổng Công ty đến lãnh đaọ các đơn vị trong EVN. Nói chung là đông không kể xiết. Đến nỗi khi xong việc người Đà nẵng muốn ra Hà nội hay vô Thành Phố Hồ Chí Minh đều phải bay vào ngày sau, dù hãng hàng không đã tăng chuyến. Dân Đà Nẵng hoặc ở hai đầu Đà Nẵng mấy ngày nay vẫn không hiểu vì sao không mua nỗi vé?! Khi cơm no, rượu say, một cán bộ Đảng của EVN đã vui lòng thổ lộ: Vì tổ chức vào ngày chủ nhật lại được giao vé tận tay, không đi cũng phí…Thật đúng là không đi cũng phí…

Sự việc trên đã một lần nữa đập vào mắt nhân dân, dù suy thoái đến đâu, dù dân khổ đến đâu nhưng đó quyết không phải là của ngành điện, hay ít nhất là không phải của cán bộ ngành điện, ngành độc quyền. Đành chịu chứ biết làm sao, nhân dân ơi.

Chính phủ cũng không cần bày đặt cấm này cấm nọ (Chính phủ đã có văn bản nghiêm cấm đón các danh hiệu thi đua một cách xa hoa lãng phí và nhiều lần Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc nhở các Bộ, Ngành về vấn nạn này). Vì ngành điện hiểu rằng lệnh cấm đó không có mình. Liệu có thể nói không ai quản lý được ngành điện không – Ngành độc quyền? Tôi cứ nghĩ lễ mừng kỹ niệm hay đón nhận huân chương gì đó chủ yếu là để đội ngũ người lao động nhìn lại quãng đường đã qua và chuẩn bị cho giai đoạn sắp tới, và rất nên tổ chức ấm cũng, đơn giản và tiết kiệm nhất là trong hoàn cảnh đất nước khó khăn như hiện nay. Nhưng những ai chứng kiến lễ kỹ niệm của AMT vào ngày 7/7/2013 vừa qua thì sẽ thất sự lãng phí và khuếch trương một cách quá đáng. Tiền chùa mà, không xài cũng phí…!

Xin hỏi các vị lãnh đạo cao cấp ngành điện, rồi đây các ngài có đủ liêm sĩ để rao giảng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành không, hay học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nữa không. Hay các Ngài vẫn theo lối cũ: Các anh làm (ý nói nhân dân), các anh học chứ Tôi và gia đình, vợ con tôi không cần học!? Phục lắm thay.

Chúng tôi thật tâm mong các vị trong sáng hơn, bớt ăn chơi hoang phí, tránh quá no cơm ấm cật lại dậm dật … thì khổ dân quá.…Chúng tôi cũng mong khi nâng chén rượu cực đắt tiền mà các vị uống như suối, như sông thì xin các vị chút lương tâm san bớt cho dân thìa cháo với.

Nhiều hộ dân mất đất, di dời nhà cửa, để các vị xây dựng đường dây, cuộc sống đang muôn vàn khó khăn, chỉ cần được các vị giúp một phần trăm, một phần nghìn bữa tiệc của các vị là họ đã hả dạ lắm rồi.

Bao nhiêu gia đình đang sống giở, chết giở vì nằm dưới đường dây, sờ đâu cũng thấy điện, bệnh tật liên miên, không tìm thấy lối thoát, cuộc sống ngày càng hoảng loạn, không thần kinh rồi cũng thành thần kinh…

Có lúc nào các vị tự vấn lương tâm mình là nếu gia đình mình lâm vào hoàn cảnh đó thì chắc nghị định, thông tư của Chính phủ đã phải viết kiểu khác rồi không?!…Chẳng lẽ dân cứ mãi kêu mà chẳng thấu trời thế này chăng?


Nguồn TTXVA

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More