HUỲNH NGỌC CHÊNH ĐÃ BIẾT SỢ

Quả không hổ danh với danh hiệu “Công dân mạng”, ngoài việc xác lập kỷ lục truy nhập mạng, Huỳnh Ngọc Chênh còn cho ta thấy sự nhạy bén, tức thời. Minh chứng rõ nét nhất là ngay sau khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt, nhận thấy hành vi của Nhất na ná giống mình, bản năng tự vệ của “công dân mạng” trỗi dậy.
664b6-imgres

Tại blog của mình, Chênh cho đăng tải hàng loạt bài tự bào chữa, một mặt phủ nhận mối liên hệ với Nhất, mặt khác lý giải về những lần không hẹn mà gặp giữa Chênh với Nhất. Cụ thể, trong bài viết có tựa “Trương Duy Nhất, Game of Thrones”, có đoạn viết “Tôi đang ở Đà Nẵng đúng vào lúc xảy ra sự việc bắt khẩn cấp blogger Trương Duy Nhất nên có vài đề nghị tôi bình luận về sự kiện đang nóng nầy. Tôi từ chối vì biết quá ít về anh. Tôi chỉ gặp Trương Duy Nhất có một lần duy nhất trong đời tính đến ngày hôm nay…và trước đó cũng chưa hề giao du gì với anh, cả trên mạng lẫn qua điện thoại”. Không lẽ cùng là “công dân mạng” không nói đỡ nhau một lời, Chênh thốt lên “Tôi gặp anh một lần nhưng tôi lại có cảm tình với anh, ngược lại hẳn với trước đây, tôi rất không thích anh ta”. Mình Chênh là chưa đủ, làm báo phải có tiếng nói đa chiều, mới khách quan, do đó Chênh khéo léo giật lại tít của tác Thụy My “Vì sao blogger Trương Duy Nhất bị bắt?”, kêu nhưng chẳng lý giải được gì, ngoại trừ tìm kiếm đồng minh cho Chênh. Ai vậy? là nhà Phạm Chí Dũng, rồi trích dẫn lời Dũng, có đoạn viết “thật ra tôi không biết rõ về blogger Trương Duy Nhất, và cũng ít đọc bài của Trương Duy Nhất. Tôi nhớ là trước Hội nghị trung ương 7, tôi có đọc một cái tiêu đề là “Tổng bí thư và Thủ tướng nên ra đi”. Và tôi ngạc nhiên là tại sao một blogger lại có thể viết thẳng thắn như thế. Sau đó tôi tìm hiểu và biết blogger đó tên là Trương Duy Nhất, lượng người đọc blogger này tập trung ở bài đó là khá nhiều”. Vậy mà nói không biết rõ? phải nói là mọi người ai cũng rõ, chỉ có tôi không rõ.
Một điều khá thú vị là Trương Duy Nhất từng là phóng viên báo Công an Quảng Nam (08 năm); Phạm Chí Dũng con cán bộ cấp cao của Thành ủy TP.HCM, là nhân viên an ninh được tại ngoại sau vài tháng điều tra. Có điều gì bất thường? khi Chênh tìm kiếm sự đồng điệu ở Dũng, Dũng là con cán bộ cấp cao, Chênh tự hào là con gia đình cách mạng “nòi”, nên được ưu ái làm Thư ký Báo Thanh niên.
Cái tên thay lời muốn nói, blogger “Một góc nhìn khác” đã bị bắt, nếu blogger Huỳnh Ngọc Chênh vẫn là “một góc nhìn khác” thì kết cục không khác gì Trương Duy Nhất, có khi xét xử cùng đợt. Ngược lại, Chênh không phải “một góc nhìn khác”, mà là mật vụ CS nằm vùng, chắc hẳn sẽ có màn kịch đại loại như triệu tập hay thậm chí bắt bớ xì xèo, một kiểu xóa lộ kết hợp bổ túc kiến thức cho mật vụ.
Nguyễn Văn Du

Nguồn BHDC

ÔNG HỒ ĐỨC VIỆT QUA ĐỜI


Theo tin chúng tôi vừa nhận được, ông Hồ Đức Việt nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Vừa qua đời hôm nay 31.5.2013, tại nhà riêng (địa chỉ: 129, Phố Vĩnh Hồ, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội) sau một thời gian bị tai biến.

Ông Hồ Đức Việt bị stress nặng, suy sụp hoàn toàn sau khi bị ông Phạm Quang Nghị tố cáo tại Bộ Chính trị trước thềm Đại hội XI làm sự nghiệp chính trị của ông chấm dứt, tiếp đó căn bệnh gan quái ác và ung thư phổi cùng nhau xuất hiện. Ông đã đột quỵ gần 4 tuần nay. Gia đình nhắn nhủ các đồng chí, đồng đội cũ có thể đến viếng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông . Điện thoại: (04) 38 53 11 57. Di động: 0984 79 79 79). Gia đình ông có báo trước là sẽ đuổi thẳng cổ nếu các ông Phạm Quang Nghị, Tô Huy Rứa, Nguyễn ĐứcNhanh, Nguyễn Quốc Hùng bén mảng đến để viếng.

Tiểu sử

Ông sinh ngày 13 tháng 8 năm 1947, quê tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là con trai út của nhà cách mạng, liệt sĩ Hồ Mỹ Xuyên (nguyên Phó bí thư tỉnh ủy Nghệ An), cháu nội của nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu.

Suốt thời phổ thông, học tại trường huyện, ông có tiếng là một học sinh giỏi và thường giữ vị trí số một trong cả 2 môn Văn và Toán của lớp, của trường. Thành tích học tập nổi trội so với các bạn cùng trang lứa của ông đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An bấy giờ phát động phong trào "Học tập, đuổi kịp và vượt Hồ Đức Việt"

Năm 1965, ông được cử đi du học đại học chuyên ngành Toán - Lý tại Trường Đại học Tổng hợp Karlova ở Praha (Univerzita Karlova v Praze), Tiệp Khắc. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19 tháng 10 năm 1967, và trở thành đảng viên chính thức từ ngày 19 tháng 10 năm 1968 tại Tiệp Khắc. Năm 1974, ông bảo vệ thành công xuất sắc luận án Phó tiến sĩ chuyên ngành Toán - Lý.

Năm 1975, ông về nước và trở thành giảng viên Khoa Toán - Cơ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1976, ông được cử làm Phó bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1979, ông được bổ nhiệm làm Phó trưởng khoa Toán - Cơ.
Công tác Đoàn Thanh niên

Đầu năm 1980, ông được cử làm Phó bí thư Thành Đoàn Hà Nội. Cuối năm đó, ông được cử làm thực tập sinh cao cấp tại Paris (Pháp), làm Trưởng đoàn lưu học sinh vùng Paris.

Năm 1983, ông về nước, được cử làm phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội. Năm 1984, ông trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa IV. Năm 1992, ông được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa VI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII.

Năm 1996, ông được tái cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được phân công giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.

Năm 1998, ông được giao giữ chức vụ Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

Năm 1999, là Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.

Từ ngày 8 tháng 8 năm 2001 đến ngày 15 tháng 1 năm 2003, ông còn kiêm nhiệm chức Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Năm 2002, ông là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Tháng 4 năm 2006, ông tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương; được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 5 năm 2006, theo quyết định số 02- QĐNS/TW của Bộ Chính trị, do Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ký, ông được phân công giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng (thay ông Trần Đình Hoan). Từ tháng 8 năm 2006, ông được cử làm Bí thư Trung ương Đảng thay ông Phạm Quang Nghị.

Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (12-19/01/2011), ông không tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Kế nhiệm ông trong chức Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương là ông Tô Huy Rứa, nguyên Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương.

TTHN xin thành kính chia buồn cùng gia quyến ông Hồ Đức Việt

Nguồn TTHN
____________________

TIỂU SỬ ĐỒNG CHÍ HỒ ĐỨC VIỆT

Ông Hồ Đức Việt (1947-2013) là một chính khách Việt Nam. Ông từng là Tiến sĩ Toán lý, nguyên giảng viên - Phó Trưởng khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó tham gia công tác Đoàn Thanh niên, nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn THCS HCM, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
Ông sinh ngày 13/8/1947, quê tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là con trai út của nhà cách mạng, liệt sĩ Hồ Mỹ Xuyên (nguyên Phó bí thư tỉnh ủy Nghệ An), cháu nội của nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu.
Suốt thời phổ thông, học tại trường huyện, ông có tiếng là một học sinh giỏi và thường giữ vị trí số một trong cả 2 môn Văn và Toán của lớp, của trường. Thành tích học tập nổi trội so với các bạn cùng trang lứa của ông đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An bấy giờ phát động phong trào "Học tập, đuổi kịp và vượt Hồ Đức Việt".
Năm 1965, ông được cử đi du học đại học chuyên ngành Toán - Lý tại Trường Đại học Tổng hợp Karlova ở Praha (Univerzita Karlova v Praze), Tiệp Khắc. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19/10/1967, và trở thành đảng viên chính thức từ ngày 19/10/1968 tại Tiệp Khắc. Năm 1974, ông bảo vệ thành công xuất sắc luận án Phó tiến sĩ chuyên ngành Toán - Lý.
Năm 1975, ông về nước và trở thành giảng viên Khoa Toán - Cơ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1976, ông được cử làm Phó bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1979, ông được bổ nhiệm làm Phó trưởng khoa Toán - Cơ. Đầu năm 1980, ông được cử làm Phó bí thư Thành Đoàn Hà Nội. Cuối năm đó, ông được cử làm thực tập sinh cao cấp tại Paris (Pháp), làm Trưởng đoàn lưu học sinh vùng Paris.
Năm 1983, ông về nước, được cử làm phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội.
Năm 1984, ông trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa IV. Năm 1992, ông được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa VI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII.
Năm 1996, ông được tái cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được phân công giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.
Năm 1998, ông được giao giữ chức vụ Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
Năm 1999, ông được bổ nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Từ ngày 8/8/2001 đến ngày 15/1/2003, ông kiêm nhiệm chức Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Năm 2002, ông là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Tháng 4/2006, ông tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương; được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 5/2006, theo quyết định số 02- QĐNS/TW của Bộ Chính trị, do Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ký, ông được phân công giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng (thay ông Trần Đình Hoan). Từ tháng 8/2006, ông được cử làm Bí thư Trung ương Đảng thay ông Phạm Quang Nghị.
Cuối năm 2010, trước tết nguyên đán, ông bị Nguyễn Đức Nhanh (GĐ CA Hà Nội) vàNguyễn Quốc Hùng (Giám đốc Sở GTVT) theo chỉ thị của UV.BCT, Bí thư Thành ủy Hà NộiPhạm Quang Nghị lập biên bản khi đang cúng tế tại Đàn Xã Tắc. Vụ việc này sau đó ông Phạm Quang Nghị đã báo cáo trong buổi họp kín của Bộ Chính trị ngay trước Đại hội XI cùng với hàng loạt các sai phạm khác cũng liên quan đến vấn đề tâm linh. Kết quả là ông bị đình chỉ mọi chức vụ và sự nghiệp chính trị của ông buộc phải kết thúc. Ông Tô Huy Rứa (nguyên Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương) được người đồng hương Thanh Hóa Phạm Quang Nghị giới thiệu đã thành công trong việc chiếm ghế Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương của đồng chí Hồ Đức Việt tại Đại hội XI.

Nguồn TSNH

Phản cảm : LƯƠNG XẾP TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC : 200 TẤN LÚA

Theo Kiểm toán, thu nhập của lãnh đạo Tổng công ty Vinafood 2 lên tới 79,749 triệu đồng/người/tháng; nhân viên khối văn phòng cũng tới 32,9 triệu đồng/người/tháng.
Lãnh đạo bên Tổng công ty Vinafood 1 cũng không kém cạnh là bao, khi thu nhập tới 56,5 triệu đồng/người/tháng; khối văn phòng cũng hưởng 28,4 triệu đồng/người/tháng.
"Đút túi" xấp xỉ 1 tỷ đồng/sếp/năm, con số quả là trong mơ đối với phần đa đồng bào còn lại, đặc biệt là đối với nông dân.

Người dân một nắng hai sương làm ra hạt lúa, doanh nghiệp mang sản phẩm từ đồng ruộng quê hương bắn khắp toàn cầu, đó là mối quan hệ cộng sinh cùng có lợi. Nhưng thực tế ai cũng cũng thấy, đằng sau danh hiệu quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đời sống của những người trực tiếp trồng ra danh hiệu ấy còn quá bấp bênh.
Những người thạo tin trong ngành nói rằng, mức thu nhập 1 tỷ đồng/năm tưởng là "ghê", nhưng chỉ tương đương khoảng 50.000 USD, chẳng thấm gì so với tổng thu nhập thực tế. Sự thực có thể là như vậy, nhưng dẫu sao, chỉ riêng “phần nổi của tảng băng chìm” cũng đã khiến người nông dân choáng váng. Nếu tính giá mua lúa khô tại ruộng "xông xênh" khoảng 5.200 đồng/kg, mức lương mỗi sếp như vậy mua được gần 200 tấn lúa.
lương, DNNN, sếp, Vinfood
Thành tích “bét nhè”, thu nhập “khủng”
Việt Nam đứng thứ nhất-thứ nhì về xuất khẩu lúa gạo, nhưng lợi nhuận thì không bao nhiêu và Chính phủ đã cố gắng để bà con có lãi 30%, nhưng đến nay vẫn chưa đạt được. Mỗi lần tiếp xúc cử tri, bà con nông dân than gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt giá lúa đang rớt thảm và không bán được mà giá cả vật tư nông nghiệp thì ngày một tăng cao. Lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thu mua và xuất khẩu lương thực rồi hưởng lợi từ người nông dân mà lĩnh đồng lương lớn như vậy thì phải xem lại lương tâm.
Báo cáo Kiểm toán nhà nước dẫn hàng loạt các số liệu xung quanh hoạt động của 2 tổng công ty lương thực. Lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) giảm 113 tỉ đồng. Tổng công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1) cho một số công ty ứng trước 90% giá trị hợp đồng, nhưng khách hàng chưa hoặc không giao hàng. Vinafood 2 ứng trước 80%-90% giá trị hợp đồng, nhưng chưa ban hành quy chế về ứng vốn cho người bán hàng.
Vinafood 2 đầu tư lĩnh vực bất động sản, vận tải biển không hiệu quả. Vinafood 1 thì tỉ lệ cổ tức được chia trên vốn góp tại các Cty con chỉ đạt 5,31%. Công ty mẹ - Vinafood 1 đầu tư 118,53 tỉ đồng, phải trích lập dự phòng 42,23 tỉ đồng. Vinafood 2 đầu tư chứng khoán của Cty cổ phần vận tải biển Việt Nam 59,5 tỉ đồng, phải trích lập dự phòng 47,7 tỉ đồng và mua cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) 52,57 tỉ đồng, hiện chỉ còn lại 16,64 tỉ đồng theo giá niêm yết.
Kết quả kiểm toán cũng chỉ ra năm 2011, Vinafood 2 bán USD cho các ngân hàng với tỉ giá cao hơn trần quy định của Ngân hàng Nhà nước thông qua việc mua bán ngoại tệ thứ ba, cụ thể là bán 259,8 triệu USD cho các ngân hàng thương mại lấy 186,4 triệu EUR, đồng thời bán số EUR này cho VCB lấy VND ngay tại thời điểm nhận để thu được khoản chênh lệch tương đương 189 tỉ đồng.
Nợ phải trả trên tổng nguồn vốn Vinafood 1 là 68%; Vinafood 2 là 65%...
Với “thành tích” này, thu nhập bình quân của lãnh đạo Vinafood 1 là 56,5 triệu đồng/người/tháng. Ngay cả những người ngồi đút chân gầm bàn khối văn phòng cũng hưởng 28,4 triệu đồng/người/tháng.
Thu nhập của lãnh đạo Tổng công ty Vinafood 2 đạt kỷ lục 79,749 triệu đồng/người/tháng, khối văn phòng 32,9 triệu đồng/người/tháng.
Mức lương phản cảm với đời sống nông dân
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng, mức lương mà lãnh đạo tổng công ty nhà nước bị phản ứng là “khủng” và phản cảm với đời sống nông dân. Ông cho rằng cần làm rõ trách nhiệm cơ quan chủ quản của DN này khi duyệt mức lương từ đầu năm. “Vai trò chủ sở hữu đối với DN nhà nước chính là các bộ ngành chủ quản và liên quan. DN được Nhà nước giao vốn kinh doanh rồi tự đưa ra mức chi lương và bộ ngành gật đầu thì vai trò chủ sở hữu là ở đâu, không thể vô cảm với bà con như vậy”.
ĐBQH Nguyễn Văn Phụng đặt câu hỏi: Không có nông dân thì Vinafood 1 và Vinafood 2 lấy đâu ra nguồn hàng hóa để xuất khẩu, kiếm lời. Theo ông: “Đáng lý ra DN phải chia sẻ với bà con. Người nông dân làm lúa chẳng thể làm nghề khác, dù lỗ cũng phải trồng vì không biết làm việc gì khác”- ông Phụng nói.
(Theo Pháp luật, Lao động)

NGHỊCH LÝ Ở VIỆT NAM : MỘT QUỐC GIA NHỎ CHỈ ĂN RỒI CHƠI

Có lẽ không quốc gia nào mà cuộc sống của giới công chức chứa nhiều điều nghịch lý như ở Việt Nam.

Một bộ phận công chức đang tha hóa. (Ảnh minh họa)Một bộ phận công chức đang tha hóa. (Ảnh minh họa)
Lương không đủ sống nhưng lại thuộc thành phần khá giả của xã hội; đã vào biên chế là có thể nằm lỳ cho đến hết đời, ngang nhiên đòi hỏi mọi chế độ phúc lợi, ngay cả khi chẳng làm gì; là người làm thuê cho dân nhưng lại hành xử như ông chủ có quyền ban ơn; năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm trước công việc phần lớn ở mức trung bình và thấp, nhưng cực kỳ có khả năng trong việc kinh doanh “quyền lực Nhà nước” để tư lợi …Nhưng điều nghịch lý nhất là một nền hành chính cồng kềnh, ì ạch, dôi dư cả triệu người như vậy lại vẫn cứ ngày một phình to?

Trong một hội nghị có đưa tin trên truyền hình và sau đó hầu như các báo đều đưa lại, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói thẳng ra rằng: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”. Nói cách khác, cái số 30 % công chức đó hoàn toàn không cần thiết, y như cái bướu trên cổ. Với 2,8 triệu công chức, chỉ cần làm phép tình nhẩm cũng ra ngay con số thuộc diện có cũng như không kia khoảng 800.000. Nghĩa là mỗi 100 người dân Việt Nam, phải nuôi không một ông (bà) vô công rồi nghề mang danh công chức! Vậy tại sao một nền dịch vụ công chỉ cần 2 triệu người, mà phải trả lương cho tận những gần ba triệu? Ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này? Trong khi chưa thể tìm ra câu trả lời, chúng tôi chỉ xin làm thứ công việc đơn giản hơn là giúp mọi người hình dung một phần cái gánh nặng vật chất và tinh thần mà cả xã hội đang phải è lưng chịu đựng để “cõng” gần một triệu công chức dư thừa đó.
Trước hết, 800 ngàn người lớn đến mức nào? Đó là số dân (hơn kém chút ít) của Cyprus, Bahrain, Bhutan, Qatar, Đông Timor…Hay nó có quy mô gấp đôi dân số Luxemburg, Brunei, Malta, Iceland…
Thứ hai, và đây là vấn đề chính, cần bao nhiêu tiền để nuôi cái đám công chức thừa thãi ấy? Chắc chắn là không ai có thể tính chính xác, vì có những công chức thuộc loại dư thừa, nhưng lại hưởng mức thu nhập nhiều người mơ ước. Hẵng chỉ tính đơn giản thế này: Mỗi người trong số đó, vì họ là công chức, nên thuộc diện thu nhập trung bình khá (so với mức 1000 USD trung bình) sẽ nhận của Nhà nước khoảng 60 triệu đồng (3000 USD) một năm. Nghĩa là cần số tiền lên tới 50.000 tỷ đồng ( 2,5 tỉ USD) cho việc chi lương để ngày ngày 800.000 người ăn mặc sang trọng chỉ để “sáng vác ô đến cơ quan, tối vác ô về nhà” mà không làm bất cứ việc gì. Tuy nhiên, số tiền phải bỏ ra phục vụ việc ngồi chơi xơi nước của “một quốc gia nhỏ” ấy trên thực tế còn lớn hơn nhiều.
Theo thông lệ thì số tiền lương cho công chức chỉ bằng hai phần ba số tiền phải chi ra để họ có thể làm việc, được tính vào khoản duy trì hoạt động của cơ quan Nhà nước. Đó là tiền thuê nhà, tiền điện, tiền điện thoại, tiền khấu hao tài sản, tiền phúc lợi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chi phí đi lại và cơ man nào những thứ tiền khác được gọi bằng cái tên chung là văn phòng phí. Khiêm tốn tính gộp thì con số 50.000 tỉ đó phải cộng thêm khoảng 20.000 tỉ đồng. Giờ ta thử xem 70.000 tỷ đồng nhiều đến mức nào? Nó nhiều hơn toàn bộ số tiền thu được từ xuất khẩu gạo năm 2012; nó bằng khoảng 5 lần số tiền phí bảo trì đường bộ mà Bộ GTVT dự kiến thu được hằng năm từ ô tô, xe máy với giả phải trả là hứng chịu biết bao lời chì chiết của dư luận; nó bằng già nửa số tiền 120.000 tỉ đồng cần để nâng cấp quốc lộ 1A lên thành đường bốn làn xe ô tô; nó giúp cho khoảng 7 triệu dân miền núi đủ gạo ăn trong một năm để không phá rừng. Nếu có ngần ấy số tiền, toàn bộ các xã nghèo miền núi có trường học, có chợ, có đường trải bê tông. Nó có thể mua được số bò giúp cho Chương trình Lục lạc vàng duy trì liên tục 1500 buổi, với khoảng 9000 gia đình nông dân thuộc dạng nghèo nhất nước có cơ hội đủ cơm ăn. Nó là con số dài tới mức mà không một nông dân bình thường nào đọc chính xác được.
Nhưng đấy mới chỉ tính về khoản vật chất, cho dù không hề nhỏ nhưng chưa chắc đã là lớn nhất. Tai hoạ của nạn biên chế tràn lan là nó khiến cho bộ máy hành chính công của chúng ta thuộc loại công kềnh, kém hiệu quả và lạc hậu vào loại nhất khu vực. Nhàn cư vi bất thiện. Vì không làm gì nên những ông, bà công chức thừa thãi trên trở thành những “con bệnh” của xã hội. Ta hãy xem họ làm gì mỗi ngày để tiêu hết 8 giờ vàng ngọc? Nếu là đàn ông thì phần lớn lướt web, chơi game oline, xem phim sex, tìm cách vào nhà nghỉ với chính đồng nghiệp của mình. Thời gian còn lại ngồi nghĩ mưu kế tư lợi hoặc hại người khác. Còn với thành phần nữ giới thì shoping tối ngày, ăn uống, khoe của tối ngày, buôn dưa lê tối ngày...
Nhiều người coi trụ sở cơ quan chẳng hơn gì cái bếp nhà mình, tranh thủ tận dụng điện nước miễn phí để nấu nướng. Số còn lại, nếu không làm những việc như trên, thì làm chim bói cá, cứ thấy ở đâu có mầu mỡ là đến. Cũng vì thừa dẫn đến lười, ích kỷ, đấu đá chèn ép nhau thay vì thực thi công vụ. Có rất nhiều người cả một đời công chức chỉ chuyên kiện cáo, lao vào đấu đá vì những lợi ích cá nhân. Nhưng lương của họ thì vẫn cứ đến hẹn lại lên. Chức của họ thì cứ đến tuổi là đến. Kèm với lương với chức là đủ thứ tiêu chuẩn ưu đãi khác. Những công bộc này, về nguyên tắc là những người giúp việc cho “ông chủ” Nhân dân, nhưng trên thực tế cũng là những người quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, tham lam, làm khổ “ông chủ” vào loại nhất thế giới. Làm bất cứ việc gì thuộc phạm vi chức phận cũng đòi lót tay. Trong bất cứ nhiệm vụ nào cũng lồng lợi ích của mình vào. Từ lái xe, nhân viên đóng dấu, nhân viên gác cổng…đến những người có tí chức, tí quyền đều là những kẻ chỉ thạo ăn tiền, vòi vĩnh, hạch sách…biến cửa Công đường thành nơi nhếch nhác, bất tín, đáng sợ hơn cả hang hùm. Nền đạo đức xã hội xuống cấp, có phần đóng góp không nhỏ của những thành phần được gọi là công chức ấy.
Nhưng thiệt hại vẫn chưa dừng lại ở đó. Nạn chạy chức chạy quyền thì ai cũng biết. Nhưng nạn chạy chọt để được thành công chức Nhà nước còn khốc liệt hơn và cũng bi hài hơn rất nhiều. Vì số người tham gia luôn rất đông, diễn ra trên một diện rộng, với sự tham gia của mọi thành phần. Nó làm hư hỏng cả người có quyền nhận và người được nhận. Người có quyền nhận thì một khi đã lấy tiền, đã nhúng chàm, làm sao còn dám yêu cầu cấp dưới phải nêu cao đạo đức, kỷ cương, nhân cách-ngoại trừ đó là một truyện hài! Người được nhận vào làm công chức thì cậy tiền nên không cần học, không cần trau dồi chuyên môn, coi thường kỉ cương, phép tắc. Đó là chưa kể họ phải tìm cách ăn chặn, ăn bẩn, vơ vét bằng mọi cách để bù lại số vốn đã bỏ ra.
Nhưng những bệnh tật trên, dù rất trầm trọng, nếu quyết tâm ngăn ngừa, vẫn còn nhiều hy vọng chữa chạy, dù rất tốn kém. Song có một thứ bệnh do nạn chạy công chức gây ra rất khó chữa, thuộc loại nan y, là bệnh ỷ lại, lười biếng và mất khả năng tự trọng. Căn bệnh thuộc loại lây nhiễm này có thể huỷ hoại nhân cách cả một thế hệ, góp phần làm nghèo đất nước. Người ta cần một cái bằng đại học với bất cứ giá nào đôi khi không phải để sau đó làm việc, cống hiến, mà để có cơ hội gia nhập cái đội quân công chức vốn là thừa thãi kia. Với những người này, cái điều đáng lẽ thành nỗi xấu hổ khi chả làm gì ngoài việc “sáng vác ô đi, tối vác ô về”, thì lại là mục tiêu phấn đấu, là sự nghiệp của đời họ. Liệu có khác gì một thứ quốc nạn?

Nguồn Xã hội

TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN THẠNH VIẾT BÀI CHO VNN BỊ TRIỆU TẬP



TÔI LÊN TIẾNG
Kính gửi: quý bạn hữu
Tôi là Nguyễn Văn Thạnh, hiện đang sống tại Tp Đà Nẵng.
Là một người quan tâm đến tình hình xã hội, tôi rất buồn cho hiện tình đất nước. 
Là một người Việt Nam, không ai không muốn đất nước ta thịnh vượng, phát triển; không ai không muốn dân tộc ta văn minh với những đức tính quí, chứ không phải đầy thói hư tật xấu như báo chí đưa tin khắp nơi. Những thói hư tật xấu này không chỉ làm tổn thương lòng tự hào dân tộc của chúng ta mà còn làm cho chúng ta mệt mỏi trong cuộc sống. Chúng ta dệt nhau trong một tấm vải số phận nên cuộc sống không thể tách rời nhau.
Tôi cũng trăn trở điều trên, luôn suy nghĩ mong tìm ra giải pháp nhằm cùng mọi người giải quyết. Suy cho cùng giải quyết vấn đề chung thì cũng là làm cho cuộc sống riêng tốt hơn.
Từ suy nghĩ đó, sau thời gian trăn trở, tôi viết bài "thói hư tật xấu người Việt là do lỗi hệ thống?". Bài viết kiến giải và cung cấp một góc nhìn mới về vấn đề lâu nay ta vẫn tranh luận mà chưa có giải pháp khoa học.

Bài báo được báo mạng vietnamnet đăng, nhận được sự quan tâm thảo luận của rất nhiều độc giả, phần đông là đồng tình. Nhận đến 11 trang bình luận với rất nhiều like. Tôi rất phấn khởi và tin tưởng vào cơ quan ngôn luận của đất nước. Chỉ có cởi mở, bàn luận chúng ta mới có thể tìm ra giải pháp khoa học, hợp lý để giải quyết vấn đề.
Thật đáng tiếc, sau ba ngày đưa tin, bài báo đã bị rút xuống, không một lý do giải thích. Tim tôi như bóp nghẹt, tôi cảm thấy như đất nước này có một thế lực nào đó muốn dân tộc ta mãi sống với những thói hư thật xấu, không muốn giải quyết nó.
Để có thể tiếp tục cuộc tranh luận vấn đề trên, tôi mở blog này, đăng lại bài viết để rộng đường dư luận. Tôi biết việc này là rất nguy hiểm và rủi ro, tôi có thể bị sách nhiễu, bắt bớ, bỏ tù, nhưng tôi cố vượt qua nỗi sợ. Tôi lên tiếng vì muốn đất nước thay đổi tốt đẹp hơn. Thay đổi trong trật tự, hòa bình, thương yêu nhau.
Nguyễn Văn Thạnh
ĐT: 0984.973.376
Email: thanhipi@gmail.com



Nguồn : Tại đây
_____________________________
Bây giờ, câu chuyện là người Việt Nam chúng ta có một số thói hư tật xấu như: dựa dẫm, lười biếng, dựa uy, sính ngoại, ham nhậu, khoe khoang, dối trá, xả rác, ý thức công cộng kém, “ăn to, nói lớn”,….là chuyện gần như ai cũng thừa nhận. Thậm chí một góc trời cao quí như ngành giáo dục cũng bị một vị GS nổi tiếng cảnh báo là bị tha hóa.
Dù nghe rất đau đớn như cái tát vào mặt mình nhưng chúng ta không thể bao biện hay chối bỏ. Là những người mong muốn dân tộc ta văn minh, chúng ta cần đối diện sự thật này để tìm cách giải quyết. Thử đi tìm nguyên nhân: Án Anh là một nhân vật lịch sử Trung Quốc cổ đại, sống và làm quan hai triều vua Tề Trang công và Tề Cảnh công thời Xuân Thu. Ông có dáng thấp nhỏ nhưng có trí tuệ thông minh và là một vị quan tài ba của nước Tề. Ông có tài xử thế và ngoại giao rất tốt. Khi Án Anh đi sứ nước Sở, Sở vương muốn làm mất mặt nước Tề nên đã bày nhiều trò để hạ nhục. Sở vương đang tiếp Án Anh thì có mấy tên lính dắt một tù binh đi ngang qua, Sở vương liền kêu lại hỏi người kia là người nước nào, bị tội gì, thì một tên lính cho biết người này nguyên là người nước Tề, bị bắt vì phạm tội ăn trộm ngựa. Sở vương cho lui rồi quay sang hỏi Án Anh: Người nước Tề hay trộm cắp vậy sao? Án Anh đáp: "Cây quít trồng ở phương bắc thường cho quả ngọt, trái sai, nhưng khi đem trồng ở phương Nam thì quả đã chua, lại còn ít nữa. Tại sao thế? Đó là do phong thổ vậy. Người nước Tề giữ đạo luân thường, xưa nay vốn không trộm cắp, nhưng khi sang làm dân nước Sở lại sanh tật xấu. Tại sao thế? Âu cũng là do phong thổ vậy". Đây là một điển tích về một con người thông minh, ứng đáp nhanh nhẹn trong xử thế. Tuy nhiên không chỉ ứng đáp nhanh mà cái lý ông đưa ra cũng rất logic.
ảnh minh họa
Tìm hiểu lịch sử các đất nước văn minh như Mỹ, Nhật, Đức, Singapore,….không phải tự nhiên sinh ra là dân tộc họ văn minh lịch sự. Người Mỹ cũng có tính xấu chà đạp người khác để hưởng lợi, cố giữ quyền lợi đến mức phải đánh nhau to trong cuộc nội chiến mới giải quyết được, rồi nạn phân biệt chủng tộc, người da trắng phân biệt đối xử với người da đen. Không có chuyện tự nguyện nhường nhịn nhau, tôn trọng nhau mà phải làm một cuộc cách mạng dân quyền, biểu tình rầm rộ, bạo động chết người, quốc hội phải ra luật thì vấn đề mới được giải quyết. Người Nhật cũng có tính tự tôn dân tộc quá mức đi đè đầu cỡi cổ dân tộc khác, bị thất bại ê chề rồi mới tỉnh ngộ, nhã nhặn, lịch sự. Người Singapore trước, phần lớn người gốc Hoa với thói quen khạc nhổ, “phun nước miếng như mưa”. Không có một dân tộc nào tự nhiên mang trong mình thuộc tính xấu, hay sinh ra đã là dân tộc lịch sự văn minh. Thiết chế xã hội ảnh hưởng lên con người rất lớn. Một đất nước mà liên tục cải cách thiết chế xã hội để phát triển thì dân tộc đó tiến đến văn minh, lịch sự. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài: Con người vừa là chủ thể xã hội, vừa chịu tác động của xã hội. Mác đã đúc kết “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Xã hội là một hệ thống to lớn mà mỗi cá nhân là một chi tiết nhỏ. Dù muốn, dù không anh cũng phải phù hợp với hệ thống mới tồn tại được. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài là vì vậy. Giải pháp từ luật pháp: Tôi đồng ý với tác giả Bùi Chung là ở các nước văn minh họ không chỉ nêu gương hay kêu gọi con người tự giác mà phải dùng luật pháp để chế tài. Luật rất nghiêm, phạt nặng và nhanh chóng cho bất cứ ai phạm luật gây ảnh hưởng đến cộng đồng. Qua Singapore mà vứt kẹo Singum bừa bãi hay hút thuốc không đúng nơi là bị phạt ngay cả tiền lẫn đánh đòn như trẻ con. Nhưng nếu chúng ta cứ dùng luật pháp để siết, coi chừng lại sai. Chúng ta cần quan tâm đến tính hệ thống của xã hội. Một xã hội vận hành trên hệ thống sai thì nó sinh ra nhiều hệ quả xấu. Từ hệ quả này lại tác động đến con người làm cho chúng ta phải “xấu” mới thích nghi được. Tôi có thể lấy dữ liệu để chứng minh luận điểm này. Thời bao cấp hẳn nhiều người còn nhớ. Chúng ta phải nuôi lợn trong chung cư để sống. GS Văn Như Cương để lại câu nói nổi tiếng khi bị buộc tội nuôi lợn bất hợp pháp là “lợn nuôi giáo sư Văn Như Cương”. Rồi nạn buôn bán “lậu”, vận chuyển hành hóa bất hợp pháp, đút lót cán bộ ở các trạm gác, tranh giành nhau trong xếp hàng mua bán,... Nếu chúng ta cứ nhằm một mục tiêu là dùng luật để siết để dẹp hết các “thói xấu” nhằm đưa xã hội vào trật tự buôn bán trong các cửa hàng mậu dịch thì hẳn giờ này chúng ta phải sống ngất ngư. Nếu chịu khó chiêm nghiệm và suy luận logic, chúng ta thấy rằng rất nhiều thói hư tật xấu của người Việt là hệ quả tất yếu của “lỗi hệ thống”. Nhiều tín hiệu bất ổn cho ta thấy rằng chúng ta đang vận hành xã hội trên một hệ thống sai. Trong hệ thống này buộc con người phải biến đổi để thích nghi.
ảnh minh họa
Lịch sử kinh tế chúng ta đi từ bao cấp sang quốc doanh chủ đạo, trong hệ thống kinh tế này sản phẩm làm ra kém chất lượng. Những cục xà bông chảy nước, những chiếc lốp xe mau bục,…là nỗi niềm ngao ngán của người tiêu dùng, do vậy họ sính hàng ngoại có chất lượng tốt hơn là điều dễ hiểu. Nền kinh tế quốc doanh, nền chính trị thiếu cạnh tranh làm cho con người tiến thân nhiều khi không phải vì tài năng mà vì biết cách làm đẹp lòng cấp trên, tạo ấn tượng tốt. Chính điều này lại nảy sinh tệ nhậu nhẹt, khoe đô cao, khả năng chơi tới bến. Chính những tấm gương chơi tới bến này thành công, có doanh nghiệp riêng, có nhà cao cửa rộng lại tạo hiệu ứng bắt chước của người đi sau. Con đường làm theo người thành công đi trước luôn hiệu quả hơn là mở lối đi riêng trong chông gai. Vì không có cạnh tranh dẫn đến nhân viên công lực yếu kém. Hệ quả chúng ta có một nền luật pháp không nghiêm, lừa đảo không bị trừng phạt nhanh gọn nên tệ gian dối phát triển. Chúng ta duy trì một hệ thống ngân hàng mà ngân hàng quốc doanh chiếm chủ đạo, động lực cho vay nhiều khi không phải vì lợi nhuận, vì hiệu quả dự án kinh doanh mà nhiều lúc đến từ mối quan hệ cấp trên giới thiệu hoặc đến từ mệnh lệnh hành chính. Hệ thống đánh giá tín dụng không minh bạch, không khoa học nên người ta cần phải có nhu cầu khoe giàu để dễ vay mượn, dễ thu hút vốn làm ăn. Tương tự như vậy chúng ta có thể rút ra được nhiều logic dẫn đến thói xấu buộc phải có để “tiến lên, giàu sang”. Giải pháp mang tính hệ thống: Có hai con đường để thay đổi: từng chi tiết đồng loạt thay đổi dẫn đến hệ thống thay đổi, hoặc hệ thống thay đổi dẫn đến các chi tiết phải thay đổi. Phương án nào khả thi? Kinh nghiệm và lý luận cho thấy rằng thay đổi hệ thống, thay đổi luật chơi để từng chi tiết phải thay đổi cho phù hợp là khả thi hơn. Kinh nghiệm này được rút ra qua thời bao cấp. Chúng ta không thể yêu cầu mọi người phải nhiệt tình, vui vẻ, lịch sự trong mua bán để phục vụ xã hội cho tốt được, chúng ta thay đổi hệ thống bao cấp, cửa hàng mậu dịch quốc doanh sang hệ thống thương mại tự do, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu. Cũng cô nhân viên mậu dịch đó nhưng nay lại rất khác, đon đả mời khách, chăm sóc khách đến tận tay. Cô phải như vậy mới bán được hàng, mới giữ được mối. Lỗi hệ thống là một vấn đề lớn hiện nay dân tộc ta mắc phải. Sửa được cái này thì mọi cái còn lại theo nhau tốt. Né tránh điều này đi sửa những chi tiết vụn vặt thì tình hình ngày càng tồi tệ. Hệ thống đúng là gì? Tôi xin đề xuất: nền kinh tế cạnh tranh sòng phẳng, nền chính trị liêm chính và một nền luật pháp nghiêm minh. Mong nhận được tranh luận từ phía quí độc giả. Tranh luận đưa chúng ta gần đến giải pháp khoa học hơn. Tất cả vì mục tiêu duy nhất là dân tộc phú cường, văn minh.
  • Nguyễn Văn Thạnh
    Mời quý đọc giả tham gia bàn luận vấn đề lỗi hệ thống tại đây:
    http://loihethong.blogspot.com

    _____________________
    Giấy triệu tập

    Nguồn : Giấy triệu tập Tại đây

Hàng nghệ thuật - Không che : CÔ GÁI BÊN ĐÀN TỲ BÀ MÀ LẠI CÓ CẢ VI-Ô-LÔNG



Mời các bạn xem những bức ảnh khỏa thân nghệ thuật tuyệt đẹp bên cây đàn tỳ bà. Với khung cảnh đơn giản, những bức ảnh khỏa thân này dựa hoàn toàn vào sự thể hiện và cách xây dựng bối cảnh và góc chụp đầy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia.


Thiếu nữ khỏa thân này được lựa chọn cho việc thể hiện khả năng diễn xuất của mình bên chiếc đàn tỳ bà đã thực hiện rất tốt công việc của mình. Những bức ảnh khỏa thân do cô làm mẫu đã thể hiện phần nào hình ảnh đẹp của một thiếu nữ yêu đàn. Bức ảnh hoàn toàn xóa bỏ được những suy nghĩ có phần dung tục của các khán giả và thể hiện được nhiều ý nghĩa truyền tải của nó đó là: Chiếc đàn như một điều bí mật đẹp đẽ như một thiếu nữ mới lớn mà ai cũng muốn được khám phá, muốn được sở hữu nét đẹp đó một cách hoàn hảo nhất.



Như đã biết, đàn tỳ bà là một nhạc cụ ưa chuộng của người Trung Quốc bởi những âm thanh thuần khiết và mang lại nhiều cảm xúc, cung bậc cho người nghe. Đàn có thể phối với những âm thanh khác nhau tạo nên những giai điệu hay…



Thiếu nữ khỏa thân này được lựa chọn trong số rất nhiều những người đẹp khác đã thực hiện được những gì mà nhiếp ảnh gia mong truyền tải đến độc giả.


Với bối cảnh đơn giản là chỉ có một chiếc đàn, nhưng bức ảnh khỏa thân không vì thế mà không thành công






Bởi nó có được sự diễn xuất rất tốt của 9x khỏa thân này, điều mà nó mang lại với hàm ý sâu xa




Nhứng nét đẹp, những bí mật của chiếc đàn như ví với thiếu nữ mới lớn trong bức ảnh khỏa thân…




… khiến cho ai cũng muốn khám phá những điều bí mật đó


NHỮNG CHUYỆN NHẬP NHÈM,VÔ LỐI Ở DỰ ÁN CHÙA MỘT CỘT

Dự án 31 tỉ là dành cho công tác trùng tu quần thể di tích chùa Một Cột-Diên Hựu và Điện Mẫu. Không phải dành để xây nhà tổ, nhà tăng... Không nhà nước nào cấp tiền cho làm việc đó. Đó là điều hết sức phi lý" - GS Trần Lâm Biền nói về dự án 31 tỉ trùng tu di tích của BQL dự án quận Ba Đình.
 
Sau tối hậu thư của trụ trì chùa Một Cột-Diên Hựu Đại đức Thích Tâm Kiên gửi tới UBND TP Hà Nội, BQL dự án quận Ba Đình đã lên tiếng chỉ trích phía nhà chùa "Trời không mưa, sao tượng phật vẫn mặc áo mưa". Còn trụ trì cũng chính thức thừa nhận "mặc áo mưa, đội nón cho tượng phật là để tạo dư luận"..., ép đẩy nhanh tiến độ dự án.
 
GS Trần Lâm Biền đã có những phản ứng gay gắt về lối ứng xử cũng như những hạng mục công trình nằm trong dự án này.
 
Nhập nhằng ngay từ cái tên dự án!
 
GS Trần Lâm Biền cho biết, chùa Một Cột là một ngôi chùa nhỏ nhưng có giá trị lịch sử, văn hóa rất lớn. Ngôi chùa này luôn được ngành văn hóa quan tâm, nhưng vì nằm trong khu vực nhạy cảm thuộc quần thể di tích quận Ba đình nên buộc các nhà quản lý phải có sự thận trọng.
GS Trần Lâm Biền
GS Trần Lâm Biền
 
Trong dự án tu bổ di tích quần thể chùa Một Cột- Diên Hựu, các nhà văn hóa đã xác định 3 di tích trọng điểm là: Chùa Một Cột, chùa Diên Hựu và Điện Mẫu. Đó là 3 di tích lịch sử quan trọng, phải được bảo vệ, sửa chữa phải theo gốc, không có quyền làm sai lệch.
 
Không bàn số tiền 31 tỉ là nhiều hay ít, đó là số tiền do BQL dự án tự đưa ra chứ chưa được phê duyệt. Tuy nhiên, "dự án 31 tỉ đưa ra cũng phải là phục vụ công tác trùng tu quần thể di tích này chứ không phải để xây nhà ở cho ai đó như giám đốc BQL dự án quận Ba Đình đã nói"- GS Trần Lâm Biền khẳng định.
 
Theo GS Biền, nếu theo cách giải thích của BQL dự án, là "31 tỉ chủ yếu đầu tư xây mới nhà Tăng, nhà Tổ, nhà Tam bảo và thay mới, sửa sang nội thất trong hai ngôi chùa..." thì "không nhà nước nào bỏ tiền ra cho làm việc đó. Đó là điều hết sức phi lý!".
 
"Đó không phải là ưu tiên số 1, không phải sự ưu tiên hàng đầu trong dự án trùng tu quần thể di tích chùa Một Cột - Diên Hựu. Đó chỉ là vấn đề phụ, dự án là phải tập trung vào di tích mà cụ thể là chùa Một Cột- Diên Hựu-Điện Mẫu", GS Biền cho biết.
 
Cũng theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, khi ông được mời tham dự các buổi họp để lấy ý kiến về việc trùng tu, bảo vệ di tích này vấn đề xây mới nhà tổ, nhà tăng... chưa hề được các nhà khoa học nhắc tới. Như vậy, có thể thấy sự nhập nhèm trong dự án này, một mặt khẳng định chùa Một Cột đã được trùng tu, bảo vệ tốt từ năm 2010, cho đến nay không còn hiện tượng ngập, úng, dột nữa. 
 
Việc trùng tu lần này chủ yếu là để xây mới nhiều hạng mục công trình trong quần thể di tích này, vậy BQL dự án lấy tên dự án chùa Một Cột - Diên Hựu liệu có phải đang đánh lừa dư luận? Với dự án này, nhiều người sẽ nhầm tưởng, số tiền 31 tỉ, một số tiền không nhỏ lập ra là để dành cho công tác tôn tạo, trùng tu chùa Một Cột - Diên Hựu, nhưng trên thực tế lại là để xây mới nhà ở cho tăng ni, phật tử.
 
Đội nón, mặc áo mưa cho tượng là phản phật, phi phật!
 
GS Trần Lâm Biền cũng thẳng thắn phê phán việc trụ trì ngôi chùa cố đội nón, mặc áo mưa cho tượng phật để thu hút dư luận, theo ông, đó là việc làm hết sức "bậy, bạ".
Dự án 31 tỉ là phải dành cho trùng tu di tích
Dự án 31 tỉ là phải dành cho trùng tu di tích
 
"Tôi chỉ nói, đầu phật có tóc xoắn ốc đó là chữ Thánh. Chữ Thánh đó chính là Vạn tự, Đức tự và Cát Tường tự. Chữ Thánh đó mang sức mạnh để bảo vệ và thúc đẩy trí tuệ thế mà lại đội nón lên đầu tượng che chữ Thánh đi thì thật báng bổ! Bất cứ người nhà chùa nào cũng không được làm như vậy.
 
Thứ hai, áo cà sa của Đức Phật là áo nhẫn nhục để chống lại dục vọng đời thường vậy mà lại đem một chiếc áo mưa của đời thường phủ đậy lên chiếc áo cà sa. Liệu đội nón, mặc áo mưa như vậy thì có còn coi đó là phật nữa không? Hay đó là sự phỉ báng để đưa phật vào thể dục vọng và gắn với đời thường, trở lại đời thường? 
 
Tại sao không làm một màn che bên trên để bảo vệ hình ảnh một bức tượng với đầy đủ vẻ đẹp luôn hiện hữu với chúng sinh mà lại lựa chọn cách làm đó?- GS Biền gay gắt.
 
"Những người làm việc đó là không tôn trọng trí tuệ đức phật, không tôn trọng mục đích chống lại dục vọng của nhà phật. Như vậy, liệu ngôi chùa đó có còn phật không"?- GS Biền đặt câu hỏi.
 
Bên cạnh đó, ông cũng cực lực lên án hình tượng cặp đôi sư tử mang kiến trúc Trung Hoa do trụ trì Kiên mang về và đang đặt ngồi "kềnh kễnh" trước cửa chùa. Đôi sư tử đó chắc chắn ngành văn hóa không cho phép!.
 
GS Biền cũng cho rằng, không nên lầm lẫn chùa Một cột là của riêng ai, mà nó là của toàn dân, biểu tượng của Hà Nội. Đó là một kiến trúc khởi đầu từ một ông vua thời Lý, tư tưởng của chùa là thuộc tư duy cầu no đủ của nông nghiệp. Ý thức gắn với phật đản là ý thức đương nhiên có khi mà đạo phật được tôn trọng. Nhưng tư duy nông nghiệp, cầu no đủ mới là quan trọng nhất.
 
"Việc dột nhưng không lên đảo mấy viên ngói vặt vãnh mà lại đội nón mặc áo mưa tôi cho rằng là phi phật, phản phật. Ai làm việc đó phải truy cứu. Truy cứu, để nói người ấy là phật đạo rất kém, đi ngược lại với đạo phật, ngược lại với lòng tin của quần chúng. Là một sự đánh lừa quần chúng", GS Biền gay gắt. 
 
GS Biền cho rằng, đó là một ngôi chùa đặc biệt, nằm trong khu vực nhạy cảm nên việc lựa chọn một người đứng đầu ngôi chùa cũng là điều rất quan trọng. Theo ông, chỉ có một vị Hòa thượng mới đủ tư cách làm trụ trì của ngôi chùa này. 

VÌ SAO BLOGGER MẸ NẤM TÌNH NGUYỄN ĐI TÙ CÙNG ÔNG DUY NHẤT



Blogger Mẹ Nấm (tức bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) kêu gọi cộng đồng người viết blog ở Việt Nam lên tiếng tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận, sau khi một blogger khác là ông Trương Duy Nhất bị bắt vì ‘vi phạm pháp luật theo điều 258 Bộ luật Hình sự’.

Ông Nhất là chủ trang blog ‘Một góc nhìn khác’ (hiện không thể truy cập được), và nhiều lần chỉ trích giới chức chính phủ trong nước. 

Bà Quỳnh cho rằng điều ông thể hiện ôn hòa trên mạng có thể đụng chạm đến cá nhân và nhà nước, nhưng đó là quyền tự do ngôn luận của blogger 49 tuổi.

Bà còn tuyên bố ‘tình nguyện đi tù’ cùng ông vì cho rằng vụ bắt giữ cựu ký giả đã ‘xâm phạm nặng nề tới quyền tự do’ của bà.


Nếu như hôm nay bắt được Trương Duy Nhất thì ngày mai họ cũng sẽ bắt được tôi.

Blogger Mẹ Nấm nói.

Blogger từ tỉnh Khánh Hòa nói với VOA Việt Ngữ: "Nếu như hôm nay bắt được Trương Duy Nhất thì ngày mai họ cũng sẽ bắt được tôi. Để chống lại điều này, tôi nghĩ rằng tôi tình nguyện đi tù để được nói điều mình muốn nói".

Bà nói tiếp: "Hy vọng rằng với phản ứng của tôi như vậy thì những blogger khác ở Việt Nam sẽ suy nghĩ làm sao lên tiếng để điều 258 không tiếp tục là cái mũ để chụp lên đầu những người sử dụng mạng".

Vụ bắt giữ ông Nhất đã khiến cộng đồng blogger ở Việt Nam rúng động, nhưng bà Quỳnh nói nó không làm bà nhụt chí.

Bà cho rằng nếu giới viết blog ở Việt Nam giữ im lặng thì ngày mai ‘sẽ đến phiên chúng ta chứ không phải một người nào khác’.

Blogger này cho biết bà cũng không quan tâm tới những tranh cãi hiện nay xoay quanh vụ bắt ông Nhất.


Có thể những người khác họ theo dõi thường xuyên hơn họ sẽ nghĩ ông Nhất là người của phe này hay phe kia, và việc bắt ông là động thái của việc đánh nhau trong nội bộ của Bộ Chính trị.

Blogger Mẹ Nấm nói.

Bà nói: ‘Có thể những người khác họ theo dõi thường xuyên hơn họ sẽ nghĩ ông Nhất là người của phe này hay phe kia, và việc bắt ông là động thái của việc đánh nhau trong nội bộ của Bộ Chính trị. Tôi không quan tâm tới điều đó. Tôi chỉ quan tâm tới một điều duy nhất là ông Nhất dùng blog để nói điều mình nghĩ và ông bị bắt vì điều đó’.

Một tuần trước khi ông Nhất bị bắt, bà Quỳnh cũng phải ‘làm việc với cơ quan an ninh điều tra’ vì tham gia phát bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền cho một số công dân ở Khánh Hòa.

Hồi năm 2009, bà cũng từng bị bắt giữ vì điều 258 Bộ luật Hình sự sau khi ‘phản đối dự án khai thác bô xít và tuyên bố Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam’.

Liên quan tới không gian ảo ở Việt Nam, bà Quỳnh nhận định rằng có sự bùng nổ, và nhiều người đã sử dụng mạng xã hội để nói lên ý kiến của mình.

Nhưng theo blogger này, rất khó để các công dân mạng tại Việt Nam nói lên quan điểm trái chiều.

Bà nói: "Ý kiến của anh được ghi nhận thư thế nào và quyền được nói của anh nằm ở chỗ nào thì điều đó lại không phụ thuộc vào quyết định của người nói, người viết mà nó phụ thuộc vào quyết định của nhà nước. Với các blog bị coi là đi ngược lại với luồng thông tin chính thống từ báo chí thì dễ bị quy chụp là các trang mạng phản động".


Với các blog bị coi là đi ngược lại với luồng thông tin chính thống từ báo chí thì dễ bị quy chụp là các trang mạng phản động. 

Blogger Mẹ Nấm nói.

Blogger Mẹ Nấm cho rằng sự bùng nổ thông tin khiến nhà nước không thể kiểm soát nên họ phải ban hành nhiều thông tư, nghị định hơn về luật sử dụng Internet.

Điều 258 Bộ luật Hình sự về tội ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’ có khung hình phạt từ 2 tới 7 năm tù.

Việt Nam từng dẫn số người dùng Internet lên tới hàng chục triệu người làm bằng chứng cho quyền tự do sử dụng mạng của người dân.

Nhưng bà Quỳnh nói rằng phần đông giới trẻ sử dụng mạng toàn cầu để chơi game hay tìm hiểu các thông tin về thời trang, còn phần thông tin chính trị xã hội không có sự bùng nổ.

Việt Nam nhiều năm qua đã bị tổ chức Phóng viên Không biên giới liệt vào danh sách các nước là kẻ thủ của mạng Internet vì đàn áp người bất đồng trên mạng. 

Theo VOA


Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More