Nguyễn Xuân Anh PCT Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng tiến hành lấy phiếu tín nhiệm hôm 10/7, với việc hai phó chủ tịch UBND Đà Nẵng, gồm cả con một cựu ủy viên Bộ Chính trị, có số phiếu tín nhiệm cao dưới 50%.
Kỳ họp Hội đồng Nhân dân ở các tỉnh, thành Việt Nam đang tổ chức lấy phiếu tín nhiệm với lãnh đạo địa phương sau sự kiện lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên tại Quốc hội hồi đầu tháng Sáu.
Theo kết quả vừa công bố, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Anh, có số tín nhiệm thấp.
Ông Anh chỉ có 21 phiếu tín nhiệm cao (43,75%), 20 phiếu tín nhiệm và 7 phiếu tín nhiệm thấp.
Ông là con trai cả của ông Nguyễn Văn Chi, nguyên là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TW Đảng, ủy viên Bộ Chính trị khóa X.
Năm 2011, khi được bổ nhiệm làm phó chủ tịch Đà Nẵng, ông mới 35 tuổi.
Một phó chủ tịch khác, ông Phùng Tấn Viết, chỉ có 19 phiếu tín nhiệm cao, 23 phiếu tín nhiệm và có 6 phiếu tín nhiệm thấp.
Theo kết quả công bố, trong 15 người được HĐND thành phố Đà Nẵng bỏ phiếu hôm 10/7, có năm người không bị phiếu tín nhiệm thấp.
Đứng đầu là bà Lương Nguyệt Thu, Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố, với 40 tín nhiệm cao, 8 phiếu tín nhiệm và không có phiếu tín nhiệm thấp.
Tiếp theo là ông Võ Duy Khương, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố với 39 phiếu tín nhiệm cao, 9 phiếu tín nhiệm, không có phiếu tín nhiệm thấp.
Trong ba người còn lại không có phiếu tín nhiệm thấp có Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến.
Nhưng Chánh văn phòng ủy ban, ông Nguyễn Văn Cán, xếp chót khi chỉ có 7 phiếu tín nhiệm cao, 27 phiếu tín nhiệm và 14 phiếu tín nhiệm thấp.
Ông Nguyễn Xuân Anh bị báo chú ý vì có phiếu tín nhiệm thấp |
Truyền thông
Đà Nẵng, bệ phóng của Trưởng Ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh, là một trong những nơi thu hút sự quan tâm quanh việc lấy phiếu tín nhiệm.
Theo phóng viên Nguyễn Hùng của BBC Tiếng Việt, thông thường các báo Việt Nam chỉ đặt tít đơn giản về 'công bố kết quả tín nhiệm' hoặc đặt trọng tâm vào những người được phiếu cao.
Báo Người Lao động trước đó có tít 'Chủ tịch HĐND Hà Nội có phiếu tín nhiệm cao nhất' khi viết về bỏ phiếu tín nhiệm ở Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội hôm 4/7.
Ông Nguyễn Bá Thanh từng nhiều năm lãnh đạo Đà Nẵng
Tuy nhiên hôm 10/7, báo này Bấm giật tít 'Đà Nẵng: Chánh văn phòng Ủy ban có phiếu tín nhiệm thấp nhất'.
Trong khi đó báo Tiền Phong Bấm chạy tít 'Chủ tịch Đà Nẵng không có phiếu tín nhiệm thấp' khi đưa tin về cùng sự kiện trong đó Chủ tịch Nguyễn Hữu Chiến được 34 phiếu tín nhiệm cao và 14 tín nhiệm.
Mặc dù tít của Người Lao động nói về Chánh văn phòng, bài viết của báo vẫn đề cập tới những người được phiếu cao nhất trong phần đầu với Trưởng ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân Lương Nguyệt Thu dẫn đầu với 40 phiếu tín nhiệm cao (hơn 83%), tám phiếu tín nhiệm (gần 17%) và không có phiếu tín nhiệm thấp.
Đứng thứ hai là Phú Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Võ Duy Khương với 39 tín nhiệm cao (hơn 81%), chín tín nhiệm (hơn 18%) và không có tín nhiệm thấp.
Người Lao động nói Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân Nguyễn Văn Cán, người báo nói đã ký quyết định điều 61 viên chức ủy ban đi trực đám tang của một cựu lãnh đạo Đà Nẵng, có 7 phiếu tín nhiệm cao (gần 15%), 27 tín nhiệm (hơn 56%) và 14 tín nhiệm thấp (hơn 29%).
So với số phiếu tín nhiệm thấp tại Quốc hội của 47 lãnh đạo cao cấp, tỷ lệ phần trăm phiếu tín nhiệm thấp của ông Cán (29,17%) vẫn ít hơn so với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (29,32%), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (32,13%), Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận (35,54%) và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình (41,97%).
Tín nhiệm hay không
Phát biểu tại buổi bỏ phiếu, ông Trần Thọ, Phó Bí thư thường trực thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Đà Nẵng được dẫn lời nói:
"Sau một năm, Hội đồng Nhân dân sẽ tiếp tục bỏ phiếu tín nhiệm với hai nội dung là tín nhiệm và không tín nhiệm.
"Sau một năm, Hội đồng Nhân dân sẽ tiếp tục bỏ phiếu tín nhiệm với hai nội dung là tín nhiệm và không tín nhiệm. Nếu ai tiếp tục nhận được phiếu tín nhiệm thấp thì nên từ chức, hoặc Hội đồng Nhân dân sẽ xem xét chuyển công tác khác."
Ông Trần Thọ, Phó Bí thư thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân
"Nếu ai tiếp tục nhận được phiếu tín nhiệm thấp thì nên từ chức, hoặc Hội đồng Nhân dân sẽ xem xét chuyển công tác khác."
Mặc dù là Chủ tịch Hội đồng Nhân dân nhưng ông Thọ không thuộc diện lấy phiếu lần này do ông mới lên thay ông Nguyễn Bá Thanh chưa được hai tháng và như vậy chưa đủ thời gian một năm theo quy định của Quốc hội Việt Nam, giới chức Đà Nẵng nói.
Theo phóng viên Nguyễn Hùng, việc ông Thọ tuyên bố Đà Nẵng sẽ chỉ lấy phiếu tín nhiệm và không tín nhiệm là điều mới mẻ và hợp với mong muốn của nhiều người dân.
Cựu lãnh đạo Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh cũng từng bày tỏ hoài nghi về chuyện chia phiếu thành 'tín nhiệm cao', 'tín nhiệm' và 'tín nhiệm thấp'.
Ông được báo trong nước dẫn lời ông Thanh nói khi bình về chuyện cán bộ chỉ bị xem xét bỏ phiếu tín nhiệm hay không tín nhiệm sau khi đã có hai lần nhận phiếu tín nhiệm thấp:
"Chờ đến khi đó thì cán bộ bị bỏ phiếu bất tín nhiệm cũng vừa hết nhiệm kỳ rồi," ông Thanh nói.
Cũng hôm 10/7, ở tỉnh Thanh Hóa diễn ra việc lấy phiếu tín nhiệm với kết quả Bí thư tỉnh, ông Mai Văn Ninh, người kiêm chức chủ tịch HĐND tỉnh, đạt 90,32% phiếu tín nhiệm cao và chỉ có 2,15% phiếu tín nhiệm thấp.
Ông Vương Văn Việt, Phó chủ tịch UBND tỉnh này, là người có tỷ lệ phiếu tín nhiệm cao thấp nhất (49,46%) và có tỷ lệ số phiếu tín nhiệm thấp cao nhất (12,90%).
Nguồn : BBC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét