Cầu Nhật Tân : BẤT THƯỜNG VỤ BẮT KHẨN CẤP PHẠM VIẾT ĐÀO

Tối qua, 13/6/2013, nhiều Công an tiến hành phong tỏa khu vực bên ngoài nhà riêng anh Đào ở ngõ 460 Thụy Khuê, phường Bưởi (Tây Hồ, HN) để một lực lượng vào bắt khẩn cấp anh Phạm Viết Đào và thực hiện lệnh khám xét chỗ ở của anh.

anh Phạm Viết Đào quê Tân Kỳ (Nghệ An), từng du học ở Rumani, sau về công tác tại Thanh tra Bộ Văn hóa, anh nói rất sõi tiếng Ru. Anh còn là hội viên Hội nhà văn Việt Nam và là dịch giả nhiều cuốn sách. Gần 30 năm qua, anh dành nhiều tâm huyết vào nghiên cứu về Trung Quốc, dành nhiều công sức vào tập hợp, thu thập tư liệu về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược, bảo vệ biên giới phía Bắc – một cuộc chiến đã thật sự bị lãng quên. Nhiều tư liệu anh có trong tay thuộc loại “giật mình” nếu được công bố. Trên cơ sở các tư liệu và nghiên cứu khoa học, cùng nhiều tướng lĩnh, anh đã có những kiến nghị lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong công tác giáo dục lịch sử, tư tưởng về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược. Những nội dung kiến nghị, những đề xuất đánh giá lại về cuộc chiến này mang đầy tính thời sự và đặc biệt hữu ích trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng xâm chiếm biển đảo của ta.
Cần nói thêm, anh Đào có người em ruột là liệt sỹ Phạm Hữu Tạo đã hy sinh anh dũng trong trận đánh ác liệt nhất của lịch sử chiến tranh Việt Nam. Ngày 12/7/1984, chú Tạo xung phong chỉ huy một đơn vị cảm tử gồm những người con ưu tú nhất, quả cảm nhất của Nghệ An (E356) thực hiện nhiệm vụ áp sát, đánh mở chốt tái chiếm cao điểm 772 trong chiến dịch chiếm lại điểm cao 1509 tại mặt trận Hà Tuyên. Riêng đêm 12 rạng 13/7/1984, để đánh bật quân Trung Quốc, ta tung 4 sư đoàn thiện chiến tinh nhuệ nhất vào trận và đây là trận chiến đấu quy mô lớn nhất, ác liệt nhất trong lịch sử quân sự Việt Nam qua 4 cuộc chiến (chống Pháp, chống Mỹ, đánh Campuchia và chống Trung Quốc bảo vệ biên giới phía Bắc). Các cán bộ bước ra từ khói lửa và máu của trận đánh này đều được tôi luyện thành những lãnh đạo, tướng lĩnh cao cấp: tướng Lê Trọng Tấn, tướng Lê Ngọc Hiền, tướng Phạm Văn Trà, tướng Nguyễn Hữu An, tướngVũ Lập, tướng Lê Duy Mật, tướng Hoàng Đan, tướng Phùng Quang Thanh, tướng Đỗ Bá Tỵ, tướng Nguyễn Văn Được, tướng Nguyễn Đức Soát, tướng Phùng Khắc Nghiên …
Về vụ bắt anh Đào, theo một đồng chí Đảng viên sinh hoạt tại chi bộ cụm dân cư số 4, phường Bưởi, Tây Hồ,  tuy CA ập vào đọc lệnh bắt khẩn cấp và khám nhà anh Đào theo điều 258 Bộ luật Hình sự (lợi dụng các quyền tự do dân chủ) nhưng họ đặc biệt quan tâm tới việc thu giữ các tài liệu về chiến tranh chống Trung Quốc, truy tìm những mối liên hệ với một số tướng lĩnh, cán bộ … Tiếng là PA92 của Hà Nội làm án, nhưng kỳ thực mọi việc khám xét thu giữ đều do cáccán bộ trên Bộ chỉ đạo. Hoạt động ”gí án” này trong ngành CA chỉ thấy ở các vụ án chính trị quan trọng, gần đây nhất là vụ bắt Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ. Tức, Bộ Công an (thậm chí có chỉ đạo cao hơn nữa) lên kế hoạch, chỉ đạo từng bước đánh án, chủ trì huy động phối hợp từ các cơ quan khác (Ngoại giao, Tuyên giáo, Tư pháp, báo chí …), rồi giao xuống cho Công an Hà Nội “hót” nốt công đoạn cuối nhằm làm giảm tai tiếng. Còn những cáo buộc mà CA đưa ra đối với anh Đào thì chẳng có gì là khẩn cấp cả. Có những việc diễn ra cách đây 2 năm rồi và anh Đào làm rất công khai.
Thời điểm bắt giữ anh Đào thì đặc biệt nhạy cảm. Trung Quốc từng giờ lấn tới, gia tăng xâm chiếm biển đảo của ta. Phản ứng của Việt Nam thì hầu hết vẫn chỉ dừng lại ở … đưa ra tuyên bố từ bàn giấy. Tuần tới, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi gặp Tập Cận Bình (từ 19/6 – 21/6/2013) “nhằm tăng cường sự tin cậy chính trị và hợp tác hữu nghị giữa hai Đảng, hai nhà nước, định ra phương hướng lớn cho mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Việt Nam“. Đây là chuyến đi TQ đầu tiên của đ/c Trương Tấn Sang trên cương vị Chủ tịch nước. Như vậy, thời điểm bắt anh Đào rất gần với chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc của đ/c Sang. Phái nào và động cơ gì đằng sau vụ bắt anh Đào thì chưa rõ.
Ngày giỗ nữa của chú Tạo đang đến rất gần nhưng anh Đào lại phải ra đi. Kỷ niệm trận chiến đấu ác liệt nhất bảo vệ biên giới phía Bắc năm nay, đồng đội của chú Tạo lại vắng đi người anh vẫn thường giữ lửa cuộc chiến này cho đất nước và các thế hệ mai sau.
Được biết, khi đối mặt các điều tra viên cao cấp của An ninh, cũng với khí tiết ngoan cường như chú Tạo lúc xung trận mở chốt đánh quân bành trướng bá quyền Trung Quốc năm xưa, anh Đào rất hiên ngang kiên cường bảo vệ quan điểm của mình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More