LOA PHƯỜNG - NGƯỜI YÊU,KẺ GHÉT


Canhsat4sao - Hồi năm 1998 tôi công tác ở công an phường Thu Thủy CA thị xã Cựa lò.Chiếc loa phường đặt ngay trên nóc nhà chỗ tôi nằm chỉ cách 4m chiều cao.Cứ sáng,trưa,chiều loa làm ầm ĩ diếc tai nhức óc.Cái ông phụ trách loa lại là một ông già lẩm cẩm,chăm chỉ phát loa không sai một phút.Khổ cái lúc nào cũng phát một điệp khúc Điệp và Lan hết ngày này qua tháng khác.Đêm đi tuần tra gần sáng mới về chưa kịp ngủ thì cái loa lại tra tấn.Công việc CA có lúc không phải giờ hành chính,có lúc đang xét hỏi thì lại bị cái loa tra tấn đến điên người
Tôi đã nói với ông Minh chủ tịch và ông Long bí thư phường là nên có cách gì giải quyết cái loa đặt ngay giường tôi...mãi vẫn không thấy 2 ông trả lời.Cực chẳng đã,tôi yêu cầu trong một buổi họp đơn vị và phải có biên bản đàng hoàng về việc đề xuất chuyện cái loa ! Một tuần sau,ông Long bí thư trả lời: Đảng ủy và ủy ban đã thống nhất là không được anh ạ

LOA PHƯỜNG - NGƯỜI YÊU,KẺ GHÉT

Loa phát thanh phường - “sinh ra” để làm công ích, ngày lại ngày cần mẫn cả sớm lẫn chiều và tự xem mình như anh “mõ” phường thời hiện đại. Thế nhưng khi công nghệ thông tin len lỏi vào từng nhà, đến với từng người thì chiếc loa phường trở nên thất thế.

Hệ thống loa phường chằng chịt tại Phường Nam Thắng Long, Trung Văn, huyện Từ Liêm (Hà Nội). Ảnh: H.N

Vẫn nhiều thiện cảm

9h sáng thứ Bảy, cổng trụ sở UBND phường Nguyễn Trãi (Hà Đông, Hà Nội) khép hờ, là ngày nghỉ nhưng vẫn có một cán bộ đến làm việc buổi sáng. Đó là chị Phạm Thị Tuyết Lan, phụ trách đài phát thanh phường. Chị dẫn tôi lên tầng 2 vào gian phòng khoảng 10m2. Chị Lan cho biết, mỗi ngày đài phát hai buổi (sáng từ 6 giờ 40 phút đến 7 giờ 15 phút, chiều từ 16 giờ 25 phút đến 17 giờ 5 phút). Có việc đột xuất thì tăng buổi, tăng thời lượng hoặc sớm muộn tùy việc.

Chị Lan tâm sự: “Mình làm nghề đã hơn hai mươi năm, vừa là giám đốc, vừa là phóng viên và phát thanh viên của đài. Công việc xoay quanh đọc thông báo cắt điện, cúp nước, giao quân, vệ sinh đô thị, sinh hoạt hè, phát lương hưu, việc tang ma, họp dân phố, quyên góp từ thiện, tiêm chủng thiếu nhi, tiêm phòng chó dại...

Tiếp nữa là các khuyến cáo về cúm gà, lở mồm long móng gia súc,... các chỉ thị về cấm lấn chiếm lòng đường, tụ tập cờ bạc, hút hít... Có vấn đề thì cán bộ chuyên ngành đưa văn bản cho đài đọc; có lúc thì chính chị phải rút từ các báo cáo, tổng kết, văn bản viết thành một bản thông báo, khuyến cáo, tư vấn... Có lúc tìm trên báo có những bài viết trùng với chủ trương tuyên truyền của phường thì chị cũng đọc trên đài”.

Khi câu chuyện đã bắt đầu cuốn hút, tôi hỏi chị về những phản ánh cả tích cực lẫn tiêu cực của quần chúng nhân dân về hệ thống loa phường. Theo chị Lan, chỉ có những hộ sống quá gần loa hoặc những gia đình CBCC chỉ xem phường là nơi cư trú chứ không làm việc sinh hoạt chung thì phản đối.

Còn với các hộ dân lao động, tiểu thương, thiếu nhi, phụ lão sống và làm ăn tại địa bàn thì với họ tiếng loa phường hàng ngày là không thể thiếu. Bởi vì dân cư ngày một đông, địa bàn rộng, công việc nhiều... một ông tổ trưởng dân phố không thể đến từng nhà thông báo cắt điện, cắt nước, rồi một anh cán bộ Đoàn cũng lại đến từng nhà thông báo kế hoạch sinh hoạt hè; lại một cán bộ y tế đến từng nhà thông báo lịch tiêm chủng được.

Còn với ông Lê Hải Triều, tổ dân phố số 4, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông (một cán bộ về hưu) khẳng định, xét về tính ưu khuyết của hệ thống loa phường, dù rằng có nhiều lời kêu ca, nhưng về mặt tác dụng chung, “mõ” phường vẫn cần thiết. Trong câu chuyện với tôi, ông Triều lý giải, vì nhiều thông tin ở địa phương, người dân không thể tìm hiểu được trên các tờ báo của trung ương và địa phương.

Hơn nữa, việc tuyên truyền trên loa phường sẽ giảm gánh nặng của cán bộ xã, phường khi họ không phải đi đến từng nhà thông báo. Ông Triều nói: “Suy cho cùng việc Nhà nước duy trì cái loa phường cũng là lo cho người dân, vì người dân mà thôi. Tại Hà Nội nó có thể làm phiền một số người nào đó nhưng khi về nông thôn, sẽ thấy tất cả người dân đều rất mong chờ đến thời gian phát thanh của loa xã, do điều kiện không thể tiếp cận với các phương tiện truyền tin hiện đại như internet...”.

... nhưng ghét cái “tội” lắm “mồm”

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, người Hà Nội bây giờ đã khác xưa nhiều, loa phường trở nên ít cần thiết. Với nhiều người, loa còn gây phiền toái. Họ lườm nguýt, than phiền về “anh mõ” phường lắm điều cứ chõ vào nhà họ mà tuyên truyền này, phát động nọ. Mặc lời ra tiếng vào, ngày ngày, trên nhiều đường phố Thủ đô những chiếc loa phường vẫn đều đặn phát thanh.

Anh Lê Việt Hà, tổ dân phố 5, phường Định Công Thượng, quận Hoàng Mai, Hà Nội bức xúc: “Cứ tầm 16 giờ 35 là đến giờ “tra tấn”, cả dàn loa “công suất lớn” xả ra hàng loạt các thông tin. Loa chĩa vào nhà, tiếng oang oang như nã đại bác, tâm trí nào mà nghe với ngóng”.

Anh Hà chua chát: Ngày nào cũng vậy, chưa sáng ra tiếng phát thanh viên đã oang oang “thưa quý vị và các bạn, sau đây là chương trình phát thanh của phường…”, đến chiều vừa từ cơ quan về lại nghe âm thanh quen thuộc vang lên trên loa phường. Nói thật loa nói cứ nói, còn thông tin cần đến với dân thì đã rơi vãi ở không khí!.

Chị Phạm Thị Tuyết Lan đọc thu âm cho chương trình phát thanh buổi sáng

Đó là những lời than phiền còn… lịch sự chứ có nhiều nơi người ta ghét loa phường ra mặt, họ “thẳng tay” cho “anh mõ” về nghỉ hưu sớm.

Thậm chí, không ít nơi, họ “quá khích” cắt đứt luôn dây, rút lõi loa. Ông Triều bức xúc: Dù không muốn nghe nhưng những công dân đập phá loa là thiếu tinh thần cộng đồng, vì loa phát các chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân chứ có gì sai đâu. Lịch cắt điện, cắt nước, lịch tiêm chủng, lịch phát lương hưu của từng phường, có phải internet nào cũng cập nhật được. Nhưng “ông mõ” cũng có cái “tội tày đình” là “lắm mồm hành hạ” lỗ tai người dân. Giờ nghỉ ngơi mà loa cứ hét oang oang thì người ta ghét cũng phải thôi.

Hệ thống máy phát máy dựng tân tiến

Bà Nguyễn Thị Tám ở phường Nam Thắng (xã Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội) chua chát nói: “Tôi năm nay đã gần 60 tuổi, khốn khổ hơn người ta, là cái tai tôi chưa điếc. Sống ở khu này, tôi lại hạnh phúc hơn người ta là mỗi ngày được nghe cái loa ở phường “phục vụ” mỗi giấc ngủ hay cơn ốm đau”(!?)

Một đại diện lãnh đạo phường Đồng Nhân, Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, hầu hết xã phường ở Hà Nội đều có hệ thống loa phát thanh làm phương tiện thông tin tuyên truyền. Hệ thống loa truyền thanh này chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống Thủ đô từ những năm sau giải phóng (1954), khi phương tiện nghe nhìn, thông tin báo chí còn nghèo nàn, thô sơ, lạc hậu.

Rồi khi cơn bão hiện đại hóa bùng nổ, hệ thống loa phường lại được tu bổ nâng cấp theo hướng có cột loa riêng trên đó được lắp đặt tận 4 chiếc loa xoay về bốn hướng, rồi thì có máy dựng máy phát được đầu tư tiền tỷ. Dù hệ thống rất tân tiến người dân vẫn ghét “ra mặt” ông “mõ phường” vì trước kia ông chỉ có một đến hai cái “mồm” nhưng hiện tại ông có đến tận bốn cái “mồm”.

Lê Bùi

Nguồn : Baohaiquan 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More