PR, kiếm tiền hay vì người hâm mộ bóng đá?
Các phát biểu cao giọng của ban tổ chức và các nhà tài trợ về sự kiện trận bóng đá tuyển Việt nam - Arsenal đều là giả tạo khi vé bán ra có giá rất cao. Có phải người ta tổ chức sự kiện là vì tạo hình ảnh quốc gia, vì phục vụ người hâm mộ bóng đá hay không?
Người hâm mộ yêu bóng đá thật hồn nhiên, mong muốn được tận mắt nhìn thấy đội bóng và các cầu thủ mà họ say mê. Ban tổ chức đã khai thác triệt để tâm lý đó để thu lợi. Nói vậy cho nó nhanh, vì bóng đá, vì nhân dân chỉ là đầu môi chót lưỡi. Số tiền bán vé trên 35 tỉ đồng không phải để trả cho thần tượng bóng đá Anh, mà còn chia sớt cho nhiều chiếc túi lớn nhỏ khác.Không chỉ tiền bán vé, ban tổ chức còn lượm thêm một mớ không ít từ cái rổ quảng cáo biển hiệu trên sân. Chưa biết hợp đồng bao nhiêu, nhưng chắc chắn, nguồn lợi mang lại là không nhỏ. Cộng cả hai khoản bán vé và quảng cáo, sẽ thấy đã lãi to, chưa kể phần đóng góp của các nhà tài trợ.Đến đây, chỉ cần phân tích hai vấn đề, sẽ thấy VFF vì người yêu bóng đá, vì phục vụ dân hay là vì tiền. Trong trường hợp các doanh nghiệp bỏ ra toàn bộ chi phí cho sự kiện thì họ làm không công cho ban tổ chức, chấp nhận mất một khoản lớn để đổi cái danh cho mình. Câu hỏi đặt ra, nếu doanh nghiệp đã tài trợ thì tại sao ban tổ chức bán vé sát phạt với người hâm mộ như vậy?Trường hợp thứ hai, nếu doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư, sau khi bán vé, quảng cáo và thanh toán chi phí, còn lại sẽ thuộc về doanh nghiệp. Như vậy, không phải doanh nghiệp tài trợ mà kinh doanh một thương vụ. Vụ này thắng lớn, vì doanh nghiệp có thể không mất đồng nào hoặc chi phí quá ít cho một lần xây dựng, củng cố thương hiệu, tạo hình ảnh cá nhân.Chỉ cần nhìn lại cuộc cãi vã về vụ thuê sân Mỹ Đình sẽ thấy, quả thực càng cãi càng có lợi cho nhà tài trợ, mà hình như Hoàng Anh Gia Lai rất giỏi trong những chuyện tạo những ồn ào để gây sự chú ý đến thương hiệu. Báo chí sẽ quảng cáo không công cho doanh nghiệp khi có những cú sốc thông tin. Một nguồn thu quá lớn từ bán vé và quảng cáo ở một sự kiện thu hút công chúng thì giá thuê sân phải cao hơn sự kiện bình thường.
Trong trường hợp này, công bằng mà nói, giá 1,5 tỉ đồng mà phía Mỹ Đình đưa ra rất hợp lý. Anh kinh doanh, tôi cũng kinh doanh, anh muốn có lợi nhuận cao, chẳng lẽ tôi không muốn như thế? Không thể lấy danh nghĩa phục vụ người hâm mộ ra để ép đối tác. Bởi vì nếu chơi ngon, ban tổ chức phát vé miễn phí cho người hâm mộ vào xem, khi đó mới có thể trách Ban giám đốc sân Mỹ Đình “chặt chém”.
Các vị kinh doanh tất phải nhắm đến lợi nhuận và các lợi ích khác, nhưng đừng khai thác túi tiền người hâm mộ quá đáng. Dân mình còn nghèo lắm.
Nguồn Lao động
Người hâm mộ yêu bóng đá thật hồn nhiên, mong muốn được tận mắt nhìn thấy đội bóng và các cầu thủ mà họ say mê. Ban tổ chức đã khai thác triệt để tâm lý đó để thu lợi. Nói vậy cho nó nhanh, vì bóng đá, vì nhân dân chỉ là đầu môi chót lưỡi. Số tiền bán vé trên 35 tỉ đồng không phải để trả cho thần tượng bóng đá Anh, mà còn chia sớt cho nhiều chiếc túi lớn nhỏ khác.
Không chỉ tiền bán vé, ban tổ chức còn lượm thêm một mớ không ít từ cái rổ quảng cáo biển hiệu trên sân. Chưa biết hợp đồng bao nhiêu, nhưng chắc chắn, nguồn lợi mang lại là không nhỏ. Cộng cả hai khoản bán vé và quảng cáo, sẽ thấy đã lãi to, chưa kể phần đóng góp của các nhà tài trợ.
Đến đây, chỉ cần phân tích hai vấn đề, sẽ thấy VFF vì người yêu bóng đá, vì phục vụ dân hay là vì tiền. Trong trường hợp các doanh nghiệp bỏ ra toàn bộ chi phí cho sự kiện thì họ làm không công cho ban tổ chức, chấp nhận mất một khoản lớn để đổi cái danh cho mình. Câu hỏi đặt ra, nếu doanh nghiệp đã tài trợ thì tại sao ban tổ chức bán vé sát phạt với người hâm mộ như vậy?
Trường hợp thứ hai, nếu doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư, sau khi bán vé, quảng cáo và thanh toán chi phí, còn lại sẽ thuộc về doanh nghiệp. Như vậy, không phải doanh nghiệp tài trợ mà kinh doanh một thương vụ. Vụ này thắng lớn, vì doanh nghiệp có thể không mất đồng nào hoặc chi phí quá ít cho một lần xây dựng, củng cố thương hiệu, tạo hình ảnh cá nhân.
Chỉ cần nhìn lại cuộc cãi vã về vụ thuê sân Mỹ Đình sẽ thấy, quả thực càng cãi càng có lợi cho nhà tài trợ, mà hình như Hoàng Anh Gia Lai rất giỏi trong những chuyện tạo những ồn ào để gây sự chú ý đến thương hiệu. Báo chí sẽ quảng cáo không công cho doanh nghiệp khi có những cú sốc thông tin. Một nguồn thu quá lớn từ bán vé và quảng cáo ở một sự kiện thu hút công chúng thì giá thuê sân phải cao hơn sự kiện bình thường.
Trong trường hợp này, công bằng mà nói, giá 1,5 tỉ đồng mà phía Mỹ Đình đưa ra rất hợp lý. Anh kinh doanh, tôi cũng kinh doanh, anh muốn có lợi nhuận cao, chẳng lẽ tôi không muốn như thế? Không thể lấy danh nghĩa phục vụ người hâm mộ ra để ép đối tác. Bởi vì nếu chơi ngon, ban tổ chức phát vé miễn phí cho người hâm mộ vào xem, khi đó mới có thể trách Ban giám đốc sân Mỹ Đình “chặt chém”.
Các vị kinh doanh tất phải nhắm đến lợi nhuận và các lợi ích khác, nhưng đừng khai thác túi tiền người hâm mộ quá đáng. Dân mình còn nghèo lắm.
Nguồn Lao động
0 nhận xét:
Đăng nhận xét