Người được tổng biên tập báo Đại Đoàn kết Đinh Đức Lập trao Cúp tự hào thương hiệu Việt năm 2011 sa lưới pháp luật
Ông Nguyễn Hữu Khai – chủ tịch Tập đoàn Bảo Long trên đường di lý ra Hà Nội
Thông tin về việc Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai bị bắt chiều ngày 15-6-2013 lại thêm một chứng cứ rõ ràng khẳng định việc các nhà báo ở Đại Đoàn Kết tố cáo tổng biên tập Đinh Đức Lập tổ chức trao cúp Tự hào thương hiệu Việt năm 2011 vi phạm hàng loạt các quy định của Thủ tướng Chính phủ là hoàn toàn chính xác.
“Điều đáng nói là tổng biên tập Đinh Đức Lập mặc dù biết là làm trái pháp luật, vi phạm quy chế do Thủ tướng Chính phủ ban hành song vẫn cố tình vi phạm. Việc làm này chẳng những không mang lại thêm uy tín cho báo Đại Đoàn Kết mà còn gây ra nhiều dư luận không tốt xung quanh việc trao Cúp cho nhiều doanh nghiệp không xứng đáng. Do vậy, hậu quả nhãn tiền là có doanh nghiệp vừa nhận cúp xong là phá sản, hoặc có doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp đang trong giai đoạn nhạy cảm, bị công luận đang phanh phui nhiều vấn đề tiêu cực, bị cơ quan chức năng kết luận vi phạm pháp luật như là có hành vi trốn thuế, gian lận tài chính chẳng hạn…” (trích blog Hữu Nguyên)
Ông Đinh Đức Lập (trái) – TBT báo Đại Đoàn Kết
Xem thêm tại đây :
Ông Nguyễn Hữu Khai đại diện cho Tập đoàn Bảo Long là một trong số 29 doanh nghiệp được ông Đinh Đức Lập lựa chọn trao cúp Tự hào thương hiệu Việt vào tháng 7/2011. Trong khoảng thời gian đó Tập đoàn Bảo Long trên thực tế đã được ông Nguyễn Hữu Khai chuyển nhượng toàn bộ cho Công ty Bảo Sơn. Sự chuyển nhượng này xuất phát từ việc Bảo Long làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất không thể trả được lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Theo báo cáo tổng hợp vốn và lãi vay do Kế toán trưởng Vũ Văn Hùng gửi ông Nguyễn Hữu Khai (khi đó ông Khai là Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long) thì tính đến ngày 31/1/2011: Bảo Long đã vay tổng số gần 83 tỉ đồng từ các ngân hàng; hơn 117 tỉ đồng từ 618 cá nhân ở khu vực Hà Nội; vay vốn từ các cổ đông là 86,786 tỉ đồng.
Đáng chú ý, trong các khoản vay từ cá nhân, có rất nhiều khoản vay Bảo Long phải chấp nhận lãi suất lên tới 18-21%/tháng (ngang với mức vay lãi “cắt cổ”, vay tín dụng đen). Và cũng theo bản báo cáo trên thì tổng số tiền nợ của Bảo Long tính đến hết tháng 1/2011 là 286,785 tỉ đồng và mỗi tháng, tổng cộng tiền lãi mà Bảo Long phải trả lên tới 10,961 tỉ đồng.
Mặc dù phải gánh trên vai một món nợ khổng lồ như vậy nhưng theo báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Bảo Long lại không mấy khả quan. Ví dụ, trong tháng 4/2011, tổng lợi nhuận sau thuế của 3 đơn vị kể trên chỉ là 544,041 triệu đồng (tức chưa bằng con số lẻ mà Bảo Long phải trả lãi cho các khoản vay). Thực trạng bê bết trên cũng được chính ông Nguyễn Hữu Khai, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Long đề cập đến trong “Đơn kêu cứu” gửi các cơ quan báo chí về thương vụ Bảo Sơn – Bảo Long: “Chúng tôi gặp khó khăn về tài chính không thể theo kịp trào lưu phát triển”.
Đầu năm 2011, Tập đoàn Bảo Sơn có chuyển 227,5 tỉ đồng cho Tập đoàn Bảo Long cho việc mua cổ phần tại Bảo Long gồm toàn bộ vốn cổ phần của các cổ đông (được ghi danh sách trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cổ đông hiện hữu theo quy định của pháp luật) và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ 53.382,7m2 quyền sử dụng đất, tài sản hình thành trên đất, hạ tầng kỹ thuật bao gồm cả các công trình ngầm, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp… (trừ máy phát điện), cây cối, hoa màu, nhãn hiệu và bản quyền thương hiệu sản phẩm. Theo hợp đồng chuyển nhượng được hai bên ký ngày 3-3-2011, các cổ đông đều đồng thuận, hiểu, thống nhất và không có kiện cáo gì.
Tuy nhiên, sau đó ông Nguyễn Hữu Khai đại diện Tập đoàn Bảo Long đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên. Việc ông Nguyễn Hữu Khai chiếm giữ những tài sản đã bán này gây ra nhiều thiệt hại cho Tập đoàn Bảo Sơn cũng như làm nảy sinh nhiều vấn đề về an ninh trật tự trên địa bàn trong một thời gian dài.
Tình hình kinh tế và làm ăn be nét như vậy chẳng hiểu sao ông Đinh Đức Lập lại “rộng lòng” trao cho ông Khai chiếc cúp vàng Tự hào thương hiệu Việt năm 2011. Nếu tham khảo lại báo Đại Đoàn kết trong khoảng thời gian đó, ông Đinh Đức Lập đã cho đăng tải khá nhiều bài viết ca ngợi chuyện đời, chuyện nghề và chuyện làm ăn của ông Nguyễn Hữu Khai cứ như là môt điển hình xuất sắc của doanh nhân Việt Nam có tâm, có tài. Ông Đinh Đức Lập còn chủ trương đăng nhiều bài phản bác trên báo Đại Đoàn Kết, lên án, chụp mũ Tập đoàn Bảo Sơn mưu mô xảo quyệt rắp tâm chơi xấu ông Nguyễn Hữu Khai để chiếm doạt tài sản công sức tâm huyết bao nhiêu năm trời của ông Khai.
Nhiều người làm ở báo Đại Đoàn Kết biết rõ ông Nguyễn Hữu Khai không hề tốn đồng xu nào cho tập thể báo Đại Đoàn Kết để “mua” được cúp Tự hào thương hiệu Việt năm 2011 như nhiều doanh nghiệp khác phải trá hình bằng nhiều hợp đồng tài trợ, quảng cáo… Chẳng tốn cho tập thể báo Đại Đoàn kết xu nào vậy mà ông Lập vẫn mạnh tay, rộng lòng ban phát cho ông Khai danh hiệu “cao quý” Cúp Tự hào thương hiệu Việt trong lúc bản thân ông Khai và Tập đoàn Bảo Long đang nợ nần đầm đìa và trên thực tế đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng cho Bảo Sơn. Sao có chuyện ngược đời như vậy chứ?
Ông Lập quá “hào phóng”, ngây ngô chẳng biết gì về tình hình thực trạng của Bảo Long và ông Nguyễn Hữu Khai khi đó nên thực sự tin rằng Tập đoàn Bảo Long hùng mạnh xứng đáng với cúp Tự hào Thương hiệu Việt mà chẳng phải mất tiền? Hay là còn có chuyện gì khuất tất khác nữa mà chỉ có “cái gầm bàn”, ông Lập và ông Khai mới biết?.
Nguồn TTXVA
0 nhận xét:
Đăng nhận xét