Hôm nay, tình cờ thấy trang Bô Shit lại tiếp tục bôi nhọ giới trí thức Việt Nam với bài "Trung lập: Quyền lợi dân tộc hay quyền lợi giai cấp" của một người tự xưng là Tiến sĩ Toán học Nguyễn Ngọc Chu. Không biết người này là tiến sĩ thiệt hay dỏm nhưng với những gì người này đã viết thì rõ ràng rất đáng ngờ về thực chất của cái danh hiệu TS.
Về mặt phương pháp thì vị TS này đã mắc sai lầm cơ bản khi sử dụng logic hình thức vốn chỉ phù hợp với đại số để khảo sát quan hệ của biến số. Sức mạnh của một quốc gia không phải là một đại lượng độc lập với chiến lược quan hệ quốc tế. Một quốc gia khi lựa chọn một chiến lược quan hệ quốc tế thì chiến lược ấy sẽ có tác động ngược trở lại làm gia tăng hoặc suy yếu sức mạnh của quốc gia đó. Vị TS này định làm toán nhưng đến phương pháp cơ bản của toán học cũng không nắm được thì thật là khó mà tưởng tượng.
1. Quốc gia mạnh mới có thể lựa chọn trung lập?
Vị TS này viết rằng: "Trên bàn cờ quốc tế chỉ có các cường quốc lớn mới đủ năng lực để tự cho mình quyền trung lập, tức là quyền độc lập với các nước khác, quyền tự mình đứng riêng hay dẫn đầu một phe. Các nước nhỏ không đủ năng lực để tự bảo vệ mình trong tư cách của một quốc gia trung lập và sớm hay muộn sẽ bị phụ thuộc nhiều hơn vào một cường quốc lớn. Trò chơi trung lập là trò chơi của các cường quốc lớn, không phải là trò chơi của nước nhỏ." Điều này hoàn toàn sai. Một quốc gia lựa chọn chiến lược quan hệ quốc tế thế nào hoàn toàn không phụ thuộc vào việc nó mạnh hay yếu mà phụ thuộc vào chiến lược mà các quốc gia khác trong tập hợp đó lựa chọn, các sự lựa chọn dựa trên tính toán về lợi ích của mỗi quốc gia sẽ tác động qua lại lẫn nhau để dẫn đến một thế cân bằng, tại thế cân bằng đó thì mỗi quốc gia sẽ có một chiến lược xác định. Sự tương quan này thường rất phức tạp và mô tả sẽ rất dài dòng bằng lý thuyết trò chơi, chỉ có thể lấy một ví dụ minh họa thế này, một tập hợp ba quốc gia mà có hai quốc gia mạnh ngang nhau đang đối đầu và một quốc gia khác yếu hơn thì rõ ràng mọi nỗ lực của hai quốc gia mạnh sẽ là trung lập hóa quốc gia yếu hơn vì lôi kéo làm đồng minh sẽ không khả thi. Bất cứ quốc gia mạnh nào định tấn công quốc gia yếu hơn sẽ có nguy cơ bị quốc gia mạnh còn lại thừa cơ tấn công tức là đẩy mình vào thế chống lại hai kẻ thù cùng lúc, nguy cơ bị tiêu diệt là chắc chắn. Bản thân quốc gia yếu hơn chắc chắn sẽ lựa chọn trung lập thay vì ngả theo một trong hai phía để phía còn lại bị tiêu diệt và chính mình sẽ là nạn nhân kế tiếp.
Hồi Thế Chiến II đã có một ví dụ điển hình về trường hợp nêu trên, hai nước đế quốc Đức và Pháp hùng mạnh đã cố gắng trung lập hóa Thụy Sĩ yếu hơn. Sau đó, Thụy Sĩ đã khéo léo tiếp tục duy trì được tình trạng trung lập của mình ngay cả khi Đức chiếm đóng hầu như toàn bộ châu Âu cho đến khi kết thúc chiến tranh. Nếu theo đúng lập luận của vị TS này, Thụy Sĩ phải bị xóa khỏi bản đồ châu Âu từ lâu rồi.
Vị TS khi bắt đầu giải bài toán thì đã ngay lập tức đánh tráo điều kiện của bài toán nên không chỉ sai hoàn toàn mà còn bất chấp cả thực tế. Tất cả cái trò xảo trá ấy chỉ để ngụy biện rằng nước yếu thì không thể trung lập, để sau đó lén lút đưa cái việc bị một nước lớn đe dọa vào nhằm cổ vũ cho việc liên minh với một nước lớn khác.
2. Mối đe dọa từ Trung Quốc hay mối đe dọa từ Mỹ lớn hơn?
Người Việt Nam ai cũng biết tâm địa của Trung Quốc với Việt Nam ra sao và ai cũng biết Mỹ đã làm gì với Việt Nam trong một cuộc chiến kéo dài suốt hơn hai mươi năm. Hiện giờ tâm địa của Mỹ đối với Việt Nam ra sao? Vị TS này chỉ nêu ra vế thứ nhất mà giấu biệt đi vế thứ hai, không so sánh được các nguy cơ từ phía Mỹ và từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam, gian trá lấy luôn cái cần chứng minh ra để khẳng định, tức là khẳng định luôn Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất.
Thậm chí nửa quan trọng nhất trong việc phân tích mối quan hệ tay ba Mỹ-Trung Quốc-Việt Nam cũng đã bị lờ đi đó là quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ quan hệ với Việt Nam ra sao rõ ràng phải tính đến phản ứng chiến lược của Trung Quốc và ngược lại Trung Quốc định làm gì với Việt Nam cũng phải tính đến phản ứng chiến lược của Mỹ. Bởi vì các lựa chọn đó có thể phát sinh những chi phí và lợi ích chiến lược khác nhau đối với Mỹ cũng như Trung Quốc, nhưng vị TS này có vẻ không biết đến những điều điều đơn giản như vậy. Trên thực tế, đây là một cân bằng động rất phức tạp, nhiều quốc gia thường phải sử dụng một đội ngũ chuyên gia hùng hậu về lý thuyết trò chơi lập nên các mô hình tính toán để xác định được chiến lược cân bằng. Có thể minh họa rõ hơn một chút thế này: Nếu Trung Quốc định lôi kéo Việt Nam về phía mình thì Trung Quốc phải tính được Mỹ phản ứng thế nào về điều đó, không phải lập luận vớ vẩn kiểu Việt Nam không chơi với Mỹ thì Mỹ không cần quan tâm mà Mỹ sẽ hành động ra sao để bảo vệ lợi ích của mình. Về mặt địa thế, Việt Nam nằm tiếp giáp với Trung Quốc và giống như cái sân bay tự nhiên kiểm soát toàn bộ khu vực Đông Nam Á, nơi có rất nhiều các nước đồng minh của Mỹ và con đường biển quan trọng hàng đầu thế giới đi qua. Nếu Trung Quốc lôi kéo Việt Nam thành công thì Mỹ sẽ bị mất toàn bộ ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á vào tay Trung Quốc, vậy là Mỹ phải tìm cách chống lại điều đó. Ngược lại nếu Mỹ muốn lôi kéo Việt Nam về phía mình thì phải tính đến việc Trung Quốc sẽ tìm mọi cách ngăn cản Mỹ vì nếu có được liên minh với Việt Nam thì Mỹ có thể khóa chặt con đường biển quan trọng nhất của Trung Quốc và mở rộng tầm ảnh hưởng tới các khu vực tự trị miền núi nằm sâu trong lục địa của Trung Quốc. Cả hai trường hợp đều dẫn đến sự thay đổi chiến lược trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc và đó là cái mà hai nước này cần phải tính toán. Rõ ràng là vị TS toán này thậm chí còn không hiểu mình đang nói về cái gì, lập luận hoàn toàn trẻ con.
Thậm chí nửa quan trọng nhất trong việc phân tích mối quan hệ tay ba Mỹ-Trung Quốc-Việt Nam cũng đã bị lờ đi đó là quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ quan hệ với Việt Nam ra sao rõ ràng phải tính đến phản ứng chiến lược của Trung Quốc và ngược lại Trung Quốc định làm gì với Việt Nam cũng phải tính đến phản ứng chiến lược của Mỹ. Bởi vì các lựa chọn đó có thể phát sinh những chi phí và lợi ích chiến lược khác nhau đối với Mỹ cũng như Trung Quốc, nhưng vị TS này có vẻ không biết đến những điều điều đơn giản như vậy. Trên thực tế, đây là một cân bằng động rất phức tạp, nhiều quốc gia thường phải sử dụng một đội ngũ chuyên gia hùng hậu về lý thuyết trò chơi lập nên các mô hình tính toán để xác định được chiến lược cân bằng. Có thể minh họa rõ hơn một chút thế này: Nếu Trung Quốc định lôi kéo Việt Nam về phía mình thì Trung Quốc phải tính được Mỹ phản ứng thế nào về điều đó, không phải lập luận vớ vẩn kiểu Việt Nam không chơi với Mỹ thì Mỹ không cần quan tâm mà Mỹ sẽ hành động ra sao để bảo vệ lợi ích của mình. Về mặt địa thế, Việt Nam nằm tiếp giáp với Trung Quốc và giống như cái sân bay tự nhiên kiểm soát toàn bộ khu vực Đông Nam Á, nơi có rất nhiều các nước đồng minh của Mỹ và con đường biển quan trọng hàng đầu thế giới đi qua. Nếu Trung Quốc lôi kéo Việt Nam thành công thì Mỹ sẽ bị mất toàn bộ ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á vào tay Trung Quốc, vậy là Mỹ phải tìm cách chống lại điều đó. Ngược lại nếu Mỹ muốn lôi kéo Việt Nam về phía mình thì phải tính đến việc Trung Quốc sẽ tìm mọi cách ngăn cản Mỹ vì nếu có được liên minh với Việt Nam thì Mỹ có thể khóa chặt con đường biển quan trọng nhất của Trung Quốc và mở rộng tầm ảnh hưởng tới các khu vực tự trị miền núi nằm sâu trong lục địa của Trung Quốc. Cả hai trường hợp đều dẫn đến sự thay đổi chiến lược trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc và đó là cái mà hai nước này cần phải tính toán. Rõ ràng là vị TS toán này thậm chí còn không hiểu mình đang nói về cái gì, lập luận hoàn toàn trẻ con.
3. Liên minh với Mỹ đòi hỏi phải có dân chủ và nhân quyền?
Không chỉ có dốt về toán học, vị TS này còn diễn món tập làm văn đầy những gian lận kiểu học trò với các vấn đề chính trị. Tại sao Việt Nam không liên minh với Mỹ? Vì sợ Mỹ đòi cải cách dân chủ và nhân quyền dẫn đến đa đảng? Lập luận của vị TS này thật nực cười! Giáo sư ngôn ngữ học người Mỹ nổi tiếng Noam Chomsky đã viết trong cuốn sách "What the Uncle Sam really want" như thế này: while the US pays lip service to democracy, the real commitment is to "private, capitalist enterprise." When the rights of investors are threatened, democracy has to go; if these rights are safeguarded, killers and torturers will do just fine. Mục tiêu của Mỹ đối với các quốc gia độc lập là thiết lập lên các chính phủ phục vụ lợi ích của nhà đầu tư Mỹ, nếu chính phủ nào chấp nhận bán rẻ nhân dân của mình cho Mỹ theo cách đó, nước Mỹ sẽ để chính phủ đó được tự do tồn tại còn không sẽ là phá hoại và lật đổ. Đối với Mỹ tự do, nhân quyền, dân chủ, độc đảng hay đa đảng, hoàn toàn không phải là vấn đề đáng được quan tâm. Ai cũng biết điều đó chỉ là trò bịp bợm để kiếm chác, tại sao vị TS này lại ngây ngô đến mức cho rằng điều đó đe dọa được Đảng cầm quyền ở Việt Nam nhỉ?
4. Có thể bảo vệ quyền lợi dân tộc dựa vào liên minh với Mỹ?
Hãy nhìn lại lịch sử thế giới gần đây, nước Mỹ chẳng đã tài trợ cho những chế độ độc tài tàn bạo nhất trong lịch sử đó sao? Những cái tên quốc gia như Guatemala, Nicaragua, Honduras, Panama, El Salvado, Haiti, có gợi lên cho vị TS này điều gì không nhỉ? Những quốc gia ấy nhờ vào sự bảo trợ dân chủ và tự do của Mỹ đã đắm chìm trong nghèo nàn, lạc hậu, nội chiến, đã gần như biến mất khỏi bản đồ thế giới. Ở những quốc gia ấy, một bộ phận giàu có đã dựa vào sức mạnh của nước Mỹ để đàn áp và cướp bóc nhân dân một cách kinh khủng chưa từng thấy, đó là bảo vệ quyền lợi dân tộc hay giai cấp? Vị TS này mong muốn Mỹ sẽ làm điều tương tự với dân tộc Việt Nam chăng?
Kết luận:
Kết luận:
Lập luận của vị TS này hoàn toàn là vớ vẩn và gian lận chỉ nhằm kêu gào Việt Nam phải trở thành sân sau Mỹ để chống lại Trung Quốc, tức là đẩy Việt Nam vào thế đối đầu khốc liệt hơn với Trung Quốc, lúc đó Mỹ sẽ giúp Việt Nam ư? Nước Mỹ sẽ bảo vệ đồng minh của mình bằng cách một lần nữa đưa quân đội vào Việt Nam chăng? Thực ra thì mục đích chính của tác giả bài viết tầm bậy trên trang boxit là muốn nhân danh quyền lợi dân tộc để đòi đa nguyên đa đảng, chỉ có điều quá ngây ngô và ngớ ngẩn, chẳng thể thuyết phục được ai, ngược lại còn làm người hoài nghi trình độ của những người tự nhận mình là trí thức.
Nguồn Cu Mỡm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét