Ông Lý Chhuôn, GĐ Nhà xuất bản báo Prey Nokor, trả lời phỏng vấn RFA.
Các tổ chức nhân quyền Khmer Krom đang ở Campuchia đồng loạt lên tiếng tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, quyền tự do xuất nhập cảnh, quyền của người dân tộc thiểu số, vi phạm quyền tuyên truyền và quyền tự do cá nhân.
Cáo buộc này được nêu rõ trong thông cáo do 12 tổ chức Khmer Krom đang vận động cho nhân quyền Việt Nam đề ra ngày 13/4.
Theo thông cáo, Giám đốc của Nhà xuất bản báo Prey Nokor tên Ly Chhuon, vợ tên Danh Thidiem cùng con gái Ly Srey Neat bị công an cửa khẩu Tịnh Biên của tỉnh An Giang bắt giữ, tịch thu máy tính xách tay (laptop), ổ địa cứng và một số điện thoại di động lúc làm thủ tục nhập cảnh đi thăm gia đình ở tỉnh Sóc Trăng hồi sáng ngày 12/4.
Điều phối viên của tổ chức Nhân quyền và Phát triển Khmer Krom tại Campuchia là ông Sơn Chum Chuôn cho biết cả gia đình bị đưa đến cơ quan Bộ đội biên phòng tỉnh An Giang để chất vấn, và kiểm tra nội dung dữ liệu những thiết bị bị tạm giữ mà không xin phép chủ sở hữu.
“Khi ông đi, có mang theo một laptop và các thiết bị điện tử. Nhưng bị công an biên phòng bắt giữ và kiểm tra nội dung trong laptop. Vấn đề này, sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần người làm việc cho các Hiệp hội Khmer Krom.
Khi ông đi, có mang theo một laptop và các thiết bị điện tử. Nhưng bị công an biên phòng bắt giữ và kiểm tra nội dung trong laptop.Ô. Sơn Chum Chuôn
Nguyên nhân bị bắt, có thể do họ là người hoạt động nhân quyền cho người Khmer Krom ở Việt Nam. Hành động này có thể hăm dọa những người Khmer Krom đang làm việc ở Campuchia muốn trở về Việt Nam.”
Vào ngày 10/4, Giám đốc Nhà xuất bản báo Prey Nokor đã ra thông cáo cáo buộc chính phủ Cộng sản Việt Nam kỳ thị sắc tộc bởi không cho phép người Khmer Nam Bộ được nghỉ ăn Tết cổ truyền sẽ diễn ra từ ngày 14-16/4.
Ông Ly Chhuon còn cho rằng tất cả 54 dân tộc đang sống ở Việt Nam không có quyền tự do như nhau và bình đẳng trước pháp luật.
Tuy nhiên, người phát ngôn Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia Lê Minh Ngọc nói, Việt Nam tôn trọng tất cả các dân tộc ở Việt Nam và cũng không phân biệt đối xử dân tộc. Theo ông, mọi người đều được bình đẳng trước pháp luật.
Còn vụ bắt giữ GĐ Nhà xuất bản báo Prey Nokor, ông Sơn Song Sơn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; Sở Nội vụ tỉnh An Giang, Công an tỉnh An Giang, Công an huyện Tịnh Biên và Công an xã An Nông đều từ chối cho biết lý do bị bắt và kiểm tra thiết bị bị tạm giữ.
Các nhà đấu tranh vì quyền tự do cá nhân cho rằng việc tạm giữ các sản phẩm như ổ đĩa cứng, ổ đĩa Flash, điện thoại di động, băng video, sách, báo và kiểm tra hoặc sao chép dữ liệu của du khách nhập cảnh là hành vi vi phạm quyền tự do cá nhân.
Nguồn RFA
0 nhận xét:
Đăng nhận xét