Đại úy Nguyễn Văn Minh - Báo QĐND |
Thưa đồng chí U Minh
Đọc bài viết của Đ/C, tôi xin có mấy điều đàm luận sau đây:
Đ/C đưa ra 4 điểm lớn nhằm bác bỏ đề xuất trả lại tên nước VNDCCH của các nhà lý luận mà Đ/C cho là "Lật pháp"
- Điểm thứ nhất: U cho rằng: "Ngoài ra, để tránh việc trở thành quân cờ trong tình hình đối đầu ý thức hệ nóng bỏng của thế giới bấy giờ, cần thiết phải có một cái tên nước
Nên ta lấy tên là VNDCCH là hợp lý. Điều này sai bét. Việc lấy tên nước là thể hiện từ trong bản chất của nó. Như TQ chẳng hạn u nên nhớ rằng tên nước chúng không phải là " Cộng hòa ND Trung Hoa" mà là "Trung Hoa ND cộng hòa quốc"
Chữ "Dân chủ" thì khỏi bàn riêng chữ "Cộng hòa" theo "Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Theo nghĩa rộng nhất, một nền cộng hòa là một bang hay một quốc gia được lãnh đạo bởi những người không dựa sức mạnh chính trị của họ vào bất kỳ một quy luật nào vượt khỏi tầm kiểm soát của nhân dân trong bang hay nước đó. Một vài định nghĩa, bao gồm cả 1911 Encyclopædia Britannica, nhấn mạnh sự quan trọng của sự tự trị và luật pháp như là một phần của những điều kiện cần cho một cộng hòa.
Tổ chức chi tiết của các nhà nước cộng hòa có thể rất khác nhau. Từ "republic" ("cộng hòa") bắt nguồn từ thành ngữ Latinh res publica, có thể dịch là "một việc công cộng". Từ đây ta có thể hiểu chữ "Cộng hòa" đã khẳng định ý thức tự chủ không sợ một thế lực nào, không thể nói như u rằng: "Tránh trở thành quân cờ trong tình hình đối đầu ý thức hệ nóng bỏng"
- Điểm "Thứ hai, tại sao nước ta đổi tên thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam?" u cho rằng: "Thực trạng bấy giờ là đất nước ta đang tồn tại 2 tên nước: Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa miền nam Việt Nam. Do đó, tất yếu phải có một cái tên chung vừa thể hiện được bản chất, mục tiêu của chế độ vừa "tạo sự đoàn kết dân tộc" (chắc chắn không thể lấy tên CHMNVN đặt tên nước còn dùng VNDCCH thì có vẻ "áp đặt" đối với những người dân miền Nam, nhất là những người trung dung hoặc có liên quan đến chế độ cũ).
Điều này lại sai tiếp: Vì sao ?U nên nhớ rằng nước VNDCCH là sự kết hợp công sức của cả nhân dân hai miền làm nên cuộc CM tháng 8. VNDCCH không phải là của riêng Bắc Việt mà sợ mất đoàn kết dân tộc. U cần thấy rõ vì sao năm 1976 tại đội Đảng lần thứ IV ta đổi tên nước là CHXHCNVN, bởi những lý do sau đây:
Trước tiên sau năm 1954 miền Bắc bắt đầu cải tạo và đi theo mô hình XHCN của Liên Xô. Lúc bấy giờ LX còn rất mạnh ở mô hình này. Đó là mô hình làm ăn tập thể, nông trang, nông trại, hợp tác hóa nông nghiệp. Và người miền Bắc lúc bấy giờ đang say hy vọng đổi đời, đa số họ sẵn sàng cống hiến sức mình mà không hề đòi hỏi một chút tư lợi cá nhân. Đời sống kinh tế không cao nhưng đã khác trước chỉ còn đặt niềm tin vào việc giải phóng đất nước nữa mà thôi nên con đường đi lên CNXH trong mắt mọi người như đã và đang đến cận kề cả quan điểm của các vị lãnh đạo cũng nhầm như thế.
Kế tiếp là thực tế đập vào mắt mọi người ĐCS, đảng lãnh đạo duy nhất ở đất nước này đã làm nên những kỳ tích: CM tháng 8, Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh 30-4-1975. Vĩ đại lắm. Chỉ có con đường đi theo CN Mác- Lê nin, thì mới được. Thực tế đã chứng minh. Có nghĩa là phải theo con đường xây dựng CNXH tiến tới CNCS đại đồng, "làm tùy sức hưởng theo nhu cầu" thì còn gì ưu việt hơn ?
Vì thế các cụ chọn và đặt tên nước thời điểm ấy không hề sai.
Rà soát lại cho đến bây giờ tôi không cần phân tích những gì đang đập vào mắt mọi người những bất cập với cái tên XHCN. Chỉ xin U Minh chỉ giáo lại cho tôi một chút về khái niệm CNXH là gì mà ta cố tình gắn vào tên một đất nước.
- Điểm thứ ba:
"Quay trở lại tên gọi CHXHCNVN, như trên đã phân tích, đó là lời khẳng định nguyện vọng của nhân dân Việt Nam xây dựng đất nước tiến lên theo con đường XHCN". Xin hỏi U Minh khẳng định nguyện vọng của ND VN XD đất nước tiến lên theo con đường XHCN thời điểm nào ?. Nếu nói sau 1945 hay sau 1976 ừ thì đúng. Còn thời điểm này, thời điểm mà ông anh cả đã ỉa toẹt vào cái nôi của anh thì chỉ còn U Minh mơ màng mà phán bậy. Thôi cũng được. Chỉ mong U Minh giải thích giùm cho dân ta biết bản chất của CNXH là gì để bà con tôi theo.
-Điểm "Thứ tư, những hệ lụy trước mắt nếu đổi tên nước theo ý kiến của các nhà lật phápTrước bất kỳ sự thay đổi nào, một vấn đề luôn luôn được đặt ra là: làm điều đó chúng ta được gì và mất cái gì? Ví dụ khi bạn muốn đổi một cái điện thoại thì bạn phải trả lời được câu hỏi: mua nó bạn được trải nghiệm tính năng gì mới và khả năng tài chính của bạn có đáp ứng nổi điều đó một cách thoải mái không? Đôi khi chỉ vì "lỡ yêu rồi" nên cũng ráng "bóp mồm bóp miệng" để "rước được em nó về rinh". Nhưng danh xưng một quốc gia thì đâu thể tùy hứng thế được! Đổi tên nước là một sự kiện trọng đại của quốc gia và chỉ xảy ra khi có những biến động chính trị to lớn và kéo theo nó là những thay đổi có hệ thống, phức tạp, phiền hà và tốn kém".
Đến đoạn này hình như U Minh đuối lý. Xin thưa, đổi tên nước không phải là vì sự tốn kém cũng chẳng phải là biến động chính trị. Mà đổi tên nước cho đúng với thực trạng. Nước ta vẫn là nước Việt mà thôi nhưng đổi tên nước để thấy rằng CNXH không còn phù hợp ở giai đoạn LS này nữa chúng ta thấy và điều chỉnh, chúng ta không có tội. Chúng ta đang rất sáng suốt.
Viết nhiều TTHN sẽ nói lão Say này lắm mồm.
Thông cảm nhá U Minh.
Chú mày nên vắt óc một chút đi.
Lưu Linh
Nguồn TTHN
Nguồn TTHN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét