Chiêu trò”, một cách thức PR bản thân thường dùng trong lĩnh vực nghệ thuật, dành cho giới nghệ sĩ, nhất là giới showbiz trẻ ngày nay bằng nhiều cách thức khác nhau nhưchửi bới, bôi xấu người khác, ỡm ờ chuyện giới tính để tạo scandal, tìm kiếm sự nổi tiếng. Việc sử dụng các “chiêu trò” đang dần trở thành bội thực đối với công chúng, với việc tiếp cận nhiều luồng thông tin khác nhau, không khó để nhận biết những trò PR rẻ tiền để gây dựng tên tuổi và công chúng đã bắt đầu ném đá, cho đó là việc làm kém thông minh; đòi hỏi mọi thứ rồi phải trở về với đúng giá trị của nó bởi chỉ có tài năng và những cống hiến thực sự vì nghệ thuật mới được công chúng đón nhận và ủng hộ.
Phong trào dân chủ thời gian gần đây cũng xuất hiện khá nhiều người áp dụng kiểu “chiêu trò” để đánh bóng bản thân và tìm kiếm lòng thương hại của mọi người và điều thật đáng buồn là những thông tin, phát ngôn từ những người cố tình sử dụng “chiêu trò” đã không được kiểm chứng, không cần biết tin tức đúng sai thế nào, lập tức nhiều nhà dân chủ tranh nhau viết bài mổ xẻ, phê phán, chửi bới.
Vụ Nguyễn Phương Uyên được mẹ ruột là bà Nhung qua thăm nuôi, đã đưa tin Uyên bị đánh đập dã man, đến ngất xỉu trong nhà giam, trên người có nhiều vết bầm tím, trầy xước ngay trước ngày diễn ra phiên tòa xét xử sư thẩm Uyên và Đinh Nguyên Kha không lâu. Sự việc này có vẻ không đúng sự thật cho lắm, bởi cơ quan công an Việt Nam không khờ dại đến mức đem trưng hình ảnh của Uyên ra trước bàn dân thiên hạ trong ngày xét xử để tự tát vào mặt mình, luật sự Hà Huy Sơn và những người được tham dự phiên tòa đã thấy một hình ảnh của Phương Uyên mạnh mẽ, sạch sẽ, hoàn toàn trái ngược với thông tin mà mà Nhung đã hoang tin trước đây.
Vụ Huỳnh Ngọc Chênh, được Tổ chức Phóng viên không biên giới RSF và tập đoàn Google trao giải “Công dân mạng” (Netizen) năm 2013, đã trực tiếp sang Pháp nhận giải thưởng, rồi nhiều lần xuất cảnh đi các nước; nhưng đùng một cái lại ra tuyên bố bị chính quyền Việt Nam không cho xuất cảnh đi Mỹ ngày 10/5/2013. Tuy không được đi Mỹ nhưng Huỳnh Ngọc Chênh lại tỏ ra rất bình tĩnh, thậm chí rất vui, ông Chênh nói: “tôi đoán trước sẽ không cho đi, chỉ đi thử xem thái độ chính quyền thế nào và đã có sự chuẩn bị cho việc quay về nhà, đã “làm công tác tư tưởng với con gái trước đó…” cảm ơn công an…”. Phải chăng ông Huỳnh Ngọc Chênh cố tình dựng lên kịch bản này nhằm mục đích đánh bóng bản thân và mong được Google tiếp tục trao giải “Công dân mạng” (Netizen) trong những năm tiếp theo để lại được ngao du trời Tây và tiêu đô la cho sướng bản thân
Bùi Thanh Hiếu (blog người buôn gió) cũng từng một thời la lối om xòm việc bị an ninh Việt Nam ngăn cấm không cho xuất cảnh, nhưng rồi đầu năm 2013 Hiếu lại xuất cảnh một cách bình thường sang Đức, không biết có phải do Hiếu cố tình tạo cách để PR bản thân hay đã khuất phục trước an ninh Việt Nam, được an ninh Việt Nam huấn luyện làm “chim mồi” nên mới được xuất cảnh dễ dàng như vậy, trong khi rất nhiều blogger khác như chị em Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu thật khó có thể rời khỏi Việt Nam.
Vụ các tù nhân Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, cứ sau mỗi lần đi thăm nuôi về lại được người nhà tường trình trên mạng internet về việc họ bị đánh đập, phân biệt đối xử, chế độ giam giữ hà khắc; tù nhân Nguyễn Xuân Nghĩa được vợ là bà Nguyễn Thị Nga cứ vài ba tháng lại đưa tin chồng bị bệnh tật, nguy cấp đến tính mạng, xin mãi mới được trại giam cho đi chữa bệnh, nhưng khi được đi chữa bệnh tại bệnh viện lớn rồi thì lại không hài lòng về cách chăm sóc, đối xử của bác sĩ và lực lượng bảo vệ của trại giam, sau bao nhiêu lần hoang tin bệnh tật đến nay ông Nghĩa vẫn sống khỏe mạnh có thấy làm sao đâu. Điều này xin hỏi thân nhân của các vị tù nhân trên và thưa quý vị, các trại giam Việt Nam hiện nay có hàng chục ngàn tù nhân các loại, đây là những người có hành vi vi phạm pháp luật và đang chịu sự trừng phạt của pháp luật, họ đương nhiên bị hạn chế các quyền công dân; đồng thời đi kèm với đó đa phần tù nhân thuộc các thành phần dính các tệ nạ xã hội, bệnh tật đầy người, nếu ai cũng yêu cầu này nọ và phải được đáp ứng như vợ chồng ông Nghĩa- Nga thì không chỉ có Việt Nam và cả thế giới phải đầu tư nhiều tiền của để xây dựng lại cơ sở giam giữ, ban hành các luật, quy định mới về cải tạo giam giữ để tù nhân khi chấp hành án được ăn sung mặc xướng, không cảm thấy run sợ khi nằm trong nhà đá, để rồi khi ra tù lại thản nhiên vi phạm pháp luật, làm loạn xã hội.
Trên đây chỉ là vài vụ việc điển hình, chúng ta đều biết phong trào đấu tranh dân chủ trong nước đã có khá nhiều nhà dân chủ bị bắt, giam giữ trong các nhà tù của Việt Nam, đa phần sau khi ra tù họ thường chỉ phản ánh việc trong quá trình cải tạo mặc dù thường xuyên phải viết bản kiểm điểm, nghiệm thu này nọ nhưng họ đều giữ được khí tiết, bản lĩnh, không khuất phục đầu hàng trước mớ lý luận, cảm hóa của công an cộng sản, không thấy họ phản ánh việc bị đánh đập, tra tấn trong trại giam. Vậy mục đích việc người thân của những tù nhân đưa tin người thân của họ như trên là nhằm làm gì: kêu gọi, nhờ sự can thiệp của cộng đồng; tìm kiếm lòng thương hại của những người nhẹ dạ, có tấm lòng hảo tâm để qua đó nhận được những đồng đô la của bà con ở hải ngoại…, liệu việc làm của họ có làm đẹp thêm hình ảnh của những nhà dân chủ đang chịu khổ ải trong lao tù hay chỉ càng bôi bẩn hình ảnh của họ.
Công dân tự do Hà Nội- tháng 5/2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét